Tai tiếng vì quảng cáo
Mới đây, cộng đồng mạng xôn xao thông tin về một nữ diễn viên bị VTV24 “bóc phốt” livestream quảng cáo thuốc bằng giấy khám bệnh giả. Phóng sự của VTV đăng tải lại clip nữ nghệ sĩ (đã được làm mờ mặt) tự quay trên ô tô và nói với mọi người rằng mình đang đi khám sức khỏe định kỳ. Người này nhắc đến tên mình là Vân Dung. Một số khán giả sau đó đã vào trang cá nhân của nữ danh hài đất Bắc và dễ dàng tìm ra đoạn clip này được cô đăng tải cách đây không lâu.
Để tăng độ tin tưởng với người xem, nữ nghệ sĩ đã hướng ống kính máy quay ra ngoài để chứng minh nơi mình khám là bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Cùng với đó, cô còn chìa tờ giấy được cho là giấy khám sức khỏe của mình ra, trong đó có ghi rõ cô có một khối u kích cỡ 0,1 x 0,3 mm trong tử cung, nhưng sau khi sử dụng một loại sản phẩm có tác dụng “tiêu tan u xơ, u nang” thì khối u này đã tiêu tan toàn bộ. Tuy nhiên, khi êkip của chương trình VTV24 tìm đến bệnh viện Phụ sản Hà Nội và được phía bệnh viện xác nhận rằng phom mẫu tờ bệnh án này không đúng, không có khoa nào là phòng khám bệnh 225 và cũng không có vị bác sĩ nào tên như trong tờ bệnh án mà nữ nghệ sĩ chìa ra khi livestream giới thiệu sản phẩm. Hiện, Vân Dung chưa lên tiếng cụ thể, nhưng sự việc đang khiến nữ danh hài phải hứng chịu không ít chỉ trích từ người hâm mộ.
Việc các nghệ sĩ nhận lời quảng cáo sản phẩm trên mạng xã hội nhiều năm nay không còn là chuyện mới mẻ. Thù lao từ việc đóng quảng cáo, chia sẻ thông tin và hình ảnh về sản phẩm cũng đem lại nguồn thu không nhỏ cho người nổi tiếng.
Có điều, Vân Dung không phải là trường hợp duy nhất dính “phốt” khi quảng cáo, pr cho các sản phẩm, thương hiệu. Trước đây, một số nghệ sĩ khác cũng từng vấp phải “tai nạn” do quá tin tưởng đối tác, không tìm hiểu rõ nguồn gốc sản phẩm.
Năm 2017, hàng loạt diễn viên, người mẫu nổi tiếng liên quan đến vụ “11 tỷ đồng mỹ phẩm giả” từ một công ty phân phối. Các nghệ sĩ bị cư dân mạng lên án vì đã tiếp tay cho lừa đảo, lợi dụng lòng tin yêu của người hâm mộ. Năm 2019, thị trường chăm sóc sắc đẹp “dậy sóng” khi xuất hiện một loại thuốc có tên FOY, được nhiều nghệ sĩ quảng cáo như “tiên dược” giúp trắng da. Đến khi khách hàng dị ứng sưng tấy, cơ quan chức năng vào cuộc thì lộ ra sản phẩm không được cấp phép. Nhiều nghệ sĩ lên tiếng xin lỗi nhưng vẫn không ngăn được làn sóng tẩy chay từ công chúng.
Hoa hậu Phạm Hương từng bị lên án vì quảng cáo, review một loại kem dưỡng đã được Bộ Y tế khuyến cáo không nên sử dụng. Diễn viên Ốc Thanh Vân, Bảo Thanh, Diễm My 9X, Bảo Thy, Bà Tưng, Miu Lê, Sĩ Thanh cùng nhiều nghệ sĩ khác từng vấp phải sự phẫn nộ của công chúng khi giới thiệu một sản phẩm kem tắm trắng đã bị cơ quan chức năng tịch thu lượng lớn vì không đảm bảo chất lượng.
Từ thông cảm đến “phản cảm”
Nếu như trong Nam có diễn viên hài Lê Dương Bảo Lâm được xem là “thánh livestream” khi lên mạng buôn bán đủ thứ mặt hàng thì diễn viên Thanh Hương lại là cái tên gây tranh cãi nhiều nhất ở khu vực phía Bắc. Sau thành công của các vai diễn trong phim “Quỳnh búp bê”, “Người phán xử”, tên tuổi cô ngày càng nổi tiếng, kéo theo nhiều hợp đồng quảng cáo béo bở. Tuy nhiên, nếu cô trở thành gương mặt đại diện cho một hoặc hai thương hiệu có tiếng thì có lẽ dân tình đã thông cảm, nhưng cô lại quảng cáo cho hàng chục nhãn hàng ở khắp nơi. Nay kem dưỡng da không rõ xuất xứ, mai thuốc giảm cân không tem mác, ngày kia đã thấy quảng cáo thuốc phòng chống xơ vữa động mạch. Điều này khiến cộng đồng mạng nổi sóng vì cho rằng nữ diễn viên đã vô trách nhiệm với người hâm mộ của mình.
Diễn viên Thanh Hương thường xuyên livestream quảng cáo kem dưỡng da trên trang cá nhân |
Việc các nghệ sĩ nhận lời quảng cáo sản phẩm trên mạng xã hội nhiều năm nay không còn là chuyện mới mẻ. Thù lao từ việc đóng quảng cáo, chia sẻ thông tin và hình ảnh về sản phẩm cũng đem lại nguồn thu không nhỏ cho người nổi tiếng. Theo chia sẻ của một người mẫu khá nổi ở Hà thành, mỗi lần livestream quảng cáo mỹ phẩm trên trang cá nhân, cô được nhận từ 30- 50 triệu đồng. Cô cũng cho biết, thu nhập từ việc quảng cáo trên trang cá nhân của các sao thường được trả theo đầu việc (hình ảnh, video, livestream, tham gia sự kiện, quyền sử dụng hình ảnh, độc quyền hình ảnh...). Nếu quảng cáo bằng hình ảnh thì nhận từ 10-30 triệu đồng, còn livestream trực tiếp thì thù lao cao hơn. Với các sao có nhiều người hâm mộ và theo dõi trang cá nhân, có thể nhận 100-120 triệu đồng/lần livestream.
Nếu quảng cáo bằng hình ảnh thì nhận từ 10-30 triệu đồng, còn livestream trực tiếp thì thù lao cao hơn. Với các sao có nhiều người hâm mộ và theo dõi trang cá nhân, có thể nhận 100-120 triệu đồng/lần livestream.
Tuy nhiên, nhiều người lại dễ dãi quảng cáo cho các sản phẩm mà không chọn lọc, từ thuốc trị ung thư, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thẩm mỹ viện, thực phẩm chức năng, đồ gia dụng, điện tử? Trong các clip, họ đều khẳng định rằng đã mua, sử dụng sản phẩm rồi mới giới thiệu cho mọi người. Tuy nhiên, đó có phải sự thật hay không thì chỉ họ biết. Còn tâm lý của người tiêu dùng khi thấy người nổi tiếng sử dụng sẽ tin tưởng dùng theo, với niềm tin “nghệ sĩ thì chẳng ai đi xài hàng dởm”. Điều này mang lại những hệ luỵ khôn lường.
Chị Bích Hồng, bác sĩ da liễu của một phòng khám trên đường Giải Phóng (Hà Nội) cho biết, từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến khám với bộ mặt tan nát kèm mụn chi chít, rát ngứa. “Một vài người mang theo những bộ mỹ phẩm đang dùng. Đó cũng là những sản phẩm đang được quảng cáo rầm rộ và dân mạng truyền tai nhau. Những thành phần chính trong các loại kem này là corticoid, chuyên đặc trị các vấn đề nghiêm trọng về da và cần được bác sĩ kê toa. Nếu tự ý sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ra những hậu quả khó lường”, chị Hồng cho biết.
Việc các nghệ sĩ dùng tên tuổi, sự nổi tiếng của mình để quảng cáo cho các sản phẩm, thương hiệu ngày càng trở nên phổ biến. Nó mang lại nguồn thu nhập lớn cho các ngôi sao, song cũng có thể sẽ khiến họ mất đi hình ảnh, bị fan quay lưng, thậm chí là tẩy chay.