Nghệ nhân 9x dân tộc Khmer khát khao bảo tồn giá trị truyền thống ​

Nghệ nhân 9x dân tộc Khmer khát khao bảo tồn giá trị truyền thống ​
TPO -  Nghệ nhân 9X Thạch Huỳnh Thươne ở Trà Vinh gắn bó nhiều năm với nghề làm mão, mặt nạ phục vụ cho văn hóa Khmer Nam Bộ. Với anh, điều khao khát nhất là góp phần bảo tồn giá trị văn hóa của dân tộc.
Nghệ nhân 9x dân tộc Khmer khát khao bảo tồn giá trị truyền thống ​ ảnh 1

Nghệ nhân Thạch Huỳnh Thươne đính hạt cườm vào mão. - Ảnh: Hòa Hội

Trong căn phòng nhỏ ở khóm 6, phường 9, TP Trà Vinh (Trà Vinh), Thạch Huỳnh Thươne miệt mài, tỉ mỉ đính từng hạt cườm vào mão phục vụ nghệ thuật biểu diễn múa Rô Băm, múa Chay Yam...

Nghệ nhân 9x dân tộc Khmer khát khao bảo tồn giá trị truyền thống ​ ảnh 2    Nghệ nhân 9x dân tộc Khmer khát khao bảo tồn giá trị truyền thống ​ ảnh 3

Thươne năm nay 28 tuổi, là con lớn trong gia đình 2 anh em, quê ở huyện Trà Cú (Trà Vinh). Cha mẹ nghèo, cuộc sống vất quả với dăm công ruộng đủ sống qua ngày.

Nghệ nhân 9x dân tộc Khmer khát khao bảo tồn giá trị truyền thống ​ ảnh 4

Năm 2015, Thươne tốt nghiệp đại học ngành Văn hóa các dân tộc thiếu số Việt Nam, trường đại học Trà Vinh rồi ở lại TP Trà Vinh theo nghề làm mão, mặt nạ cho đến nay. "Thực tế từ những năm còn là sinh viên em đã tập tành làm và đến khi ra trường có nghề rồi gắn bó luôn đến giờ", Thươne bộc bạch.

Nghệ nhân 9x dân tộc Khmer khát khao bảo tồn giá trị truyền thống ​ ảnh 5
Nghệ nhân 9x dân tộc Khmer khát khao bảo tồn giá trị truyền thống ​ ảnh 6

Hiện tại, Thươne đã nghiên cứu, chế tác hàng nghìn sản phẩm văn hóa Khmer như: Chùa Khmer, dàn nhạc, ghe Ngo, nông, ngư cụ Khmer thành mô hình thu nhỏ, các sản phẩm móc khóa hoa văn Khmer,... Đặc biệt là các loại mão, mặt nạ.

Nghệ nhân 9x dân tộc Khmer khát khao bảo tồn giá trị truyền thống ​ ảnh 7

Nghệ nhân 9x dân tộc Khmer khát khao bảo tồn giá trị truyền thống ​ ảnh 8
Nghệ thuật chế tác mão, mặt nạ phục vụ nghệ thuật biểu diễn tộc người Khmer hiện nay còn rất ít nghệ nhân am hiểu, bởi đây là nghề thường mang tính cha truyền con nối, đồng thời đòi hỏi người chế tác phải có sự sáng tạo nghệ thuật cùng kỹ năng nghề nghiệp và sự đam mê. Hơn nữa, số người biết kỹ thuật chế tác mão, mặt nạ Khmer ở Trà Vinh ngày càng hạn chế, người am hiểu đầy đủ càng hiếm. Ngoài ra, các nghệ nhân dần cũng đã lớn tuổi nên vấn đề gìn giữ và phát huy loại hình nghệ thuật chế tác mão, mặt nạ Khmer đang rất cần được quan tâm. "Chính vì hiện nay các nghệ nhân làm mão, mặt nạ tuổi cao, lại ít người theo học, vì thế em muốn gắn bó để giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc mình", Thươne chia sẻ.
Nghệ nhân 9x dân tộc Khmer khát khao bảo tồn giá trị truyền thống ​ ảnh 9

Theo Thươne, quy trình chế tác mão, mặt nạ của người Khmer gồm có 9 công đoạn: tạo khuôn; chọn, xử lý vật liệu; chiết xuất chất kết dính (pha chế chất kết dính); dán; phơi; tách khuôn; chắp nối, mài, chỉnh sửa; sơn (sơn lót và tô màu) và cuối cùng là trang trí vẽ, đắp hoa văn, đính hạt cườm.

Nghệ nhân 9x dân tộc Khmer khát khao bảo tồn giá trị truyền thống ​ ảnh 10

Ông Sơn Cao Thắng, Phó trưởng Bộ môn Nghệ thuật, trường đại học Trà Vinh nhận xét, Thươne là người trẻ có niềm đam mê, nghiên cứu văn hóa dân tộc ở nhiều lĩnh vực, trong đó nổi bật là chế tác mặt nạ phục vụ biểu diễn.

Nghệ nhân 9x dân tộc Khmer khát khao bảo tồn giá trị truyền thống ​ ảnh 11

Theo ông Thắng, nghề chế tác mão, mặt nạ thường mang tính cha truyền con nối, đòi hỏi người phải có kiến thức và am hiểu nhiều về lĩnh vực nghệ thuật khác; đồng thời trong quá trình chế tác phải khéo léo và kiên trì mới có một tác phẩm bền, đẹp. Ngoài giá trị tâm linh, nó được sử dụng trong các loại hình nghệ thuật truyền thống tộc người như: múa Chay Yam, múa Rô Băm, múa cổ điển... "Với vai trò là đạo cụ quan trọng không thể thiếu trong loại hình nghệ thuật biểu diễn, các nghệ nhân dân gian Khmer đã kỳ công chế tạo sản phẩm mão, mặt nạ đóng góp vào giá trị chung của văn hóa tộc người qua nhiều thế hệ", ông Thắng nói.

Nghệ nhân 9x dân tộc Khmer khát khao bảo tồn giá trị truyền thống ​ ảnh 12

Đồng thời, ông cho rằng, mỗi chiếc mão, mặt nạ tương ứng với giá trị là thành quả của cả quá trình phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ, sự hiểu biết, kinh nghiệm của người nghệ nhân. Chính sự phong phú về việc vận dụng nguyên vật liệu, đi liền với công đoạn, phương thức hay kĩ thuật chế tác, các kinh nghiệm dân gian về phối màu, phân bố màu sắc và tạo hoa văn trên các loại sản phẩm. Các sản phẩm mão, mặt nạ có giá trị về tiêu dùng và là tài sản của mỗi người diễn viên, đáng chú ý là giá trị văn hoá, chứa đựng trong đó kho tàng tri thức dân gian phong phú, trở thành niềm tự hào của tộc người Khmer, làm nên đặc trưng bản sắc văn hoá dân tộc. "Vốn tri thức này trở thành nền tảng cơ bản – nguồn nuôi dưỡng cho sự phong phú và sức sống của một nền văn hóa, đã và đang đóng góp cho cộng đồng những sản phẩm văn hóa, sản phẩm thủ công đặc trưng của địa phương, là sức sống trường tồn cho loại hình nghệ thuật truyền thống tộc người Khmer", ông Thắng chia sẻ.

                                                                                 
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.