Cụ thể: TP. Hồ Chí Minh (2.215), Bình Dương (828), Đồng Nai (612), An Giang (182), Tây Ninh (92), Kiên Giang (89), Tiền Giang (74), Long An (66), Ninh Thuận (6), Bình Thuận (58), Khánh Hòa (55), Đồng Tháp (51), Cà Mau (49), Cần Thơ (48), Hà Nam (44), Hậu Giang (39), Gia Lai (39), Lâm Đồng (29), Bà Rịa - Vũng Tàu (19), Bình Định (18), Nghệ An (17), Trà Vinh (16), Thanh Hóa (15), Đắk Nông (15), Bến Tre (14), Vĩnh Long (14), Bình Phước (13), Quảng Ngãi (13), Bạc Liêu (10), Quảng Trị (8 ), Hà Tĩnh (7), Phú Yên (7), Kon Tum (6), Hà Nội (5), Quảng Bình (4), Lào Cai (3), Hải Dương (3), Sơn La (3), Quảng Nam (3), Ninh Bình (3), Nam Định (1), Phú Thọ (1), Yên Bái (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-36), Bình Thuận (-32), Long An (-18). Địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (+485).
Bộ Y tế cho biết, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 831.643 ca nhiễm, đứng thứ 43/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.448 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 827.033 ca, trong đó có 754.303 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Có 10/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Thái Bình, Lào Cai. Có 9 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (407.399), Bình Dương (220.480), Đồng Nai (53.752), Long An (33.165), Tiền Giang (14.433).
Ngày 7/10, Bộ Y tế tổ chức hội nghị tập huấn trực tuyến triển khai Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 phiên bản lần thứ 7 cho tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc qua 700 điểm cầu tại các địa phương.
Sáng ngày 8/10, thêm gần 400.000 liều vắc xin COVID-19 Pfizer do Mỹ tài trợ đã về đến sân bay quốc tế Nội Bài, nâng tổng số liều vắc xin mà Mỹ tặng Việt Nam lên gần 8,5 triệu.
TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị kế hoạch phân công các ngành y tế tiếp nhận chuyển giao khi lực lượng chi viện rút về và lộ trình chuyển đổi các bệnh viện COVID-19 theo hướng tái cấu trúc ngành y tế.
Tính đến 6/10, TP. Hồ Chí Minh có 20 quận, huyện và TP. Thủ Đức đề nghị công nhận kiểm soát dịch. Hiện thành phố còn quận Bình Tân và huyện Bình Chánh chưa đề nghị công nhận kiểm soát được dịch COVID-19.
Tỉnh Bạc Liêu có văn bản quy định việc cách ly y tế đối với người về từ vùng dịch và áp dụng cho cả người đang cách ly tập trung tại tỉnh. Tỉnh Hậu Giang tỉnh có văn bản điều chỉnh, bổ sung một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh.