Các trường đào tạo ngành kinh tế gồm: ĐH Kinh tế (ĐH QGHN), ĐH Kinh tế (ĐH Huế), Học viện Báo chí & Tuyên truyền,...
Mục tiêu đào tạo các cử nhân Kinh tế chính trị là có kiến thức cơ bản, tổng hợp và hệ thống về kinh tế chính trị hiện đại, có năng lực làm việc tại các cơ sở giảng day và nghiên cứu, các tổ chức công, vv
Về kiến thức: Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bản, hệ thống và cập nhật. Từ đó, người học có thể nhận diện được các vấn đề của Kinh tế chính trị của đất nước và thế giới, đồng thời biết vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn.
Về kỹ năng: Với những kiến thức được trang bị, người học bước đầu có được các kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và dự báo về những vấn đề kinh tế cơ bản. Trên cơ sở đó, người học có thể tự nghiên cứu, bổ túc thêm để giải quyết những vấn đề kinh tế chuyên sâu hơn.
Trình độ ngoại ngữ: Sử dụng thành thạo các kỹ năng cơ bản (nghe, nói, đọc, viết) tiếng Anh trong giao tiếp, trong công việc (học tập và nghiên cứu chuyên ngành).
Về thái độ: Sinh viên được đào tạo theo chương trình này là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp tốt.
Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân Kinh tế chính trị có thể làm việc trong các cơ quan nghiên cứu kinh tế; các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam hoặc nước ngoài; làm giảng viên trong các trường đại học và cao đẳng hoặc làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Hiện nay, sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế Chính trị đang làm việc trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước, trong các học viện và nhà trường, các cơ quan khoa học, các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Khoa Kinh tế Chính trị đã trở thành cơ sở đào tạo hàng đầu của đất nước về Kinh tế Chính trị.
Khoa Kinh tế Chính trị có thế mạnh về cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, hệ thống và cập nhật những vấn đề Kinh tế Chính trị Việt Nam và thế giới; rèn luyện các kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và thuyết trình về các vấn đề thực tế của các doanh nghiệp và các nền kinh tế trên thế giới..
Điểm chuẩn Khối A và D1 năm 2010 của ngành Kinh tế chính trị của ĐH Kinh tế (ĐH QGHN) đều 21 điểm; ĐH Kinh tế Huế: 13 điểm (khối A, D1,2,3,4); Học viện Báo chí & Tuyên truyền khối C:19,5 điểm, khối D1: 17,5 điểm.