Ngân hàng MHB sẽ sáp nhập vào BIDV

Hai ngân hàng MHB và BIDV tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên cùng thời điểm vào 17/4 tại TPHCM.
Hai ngân hàng MHB và BIDV tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên cùng thời điểm vào 17/4 tại TPHCM.
Ông Huỳnh Nam Dũng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng MHB cho biết, trong năm nay, MHB sẽ phối hợp với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) hoàn tất đề án sáp nhập theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông dự kiến tổ chức ngày 17/4 tới tại TPHCM.

Theo dự kiến, tại đại hội lần này, Hội đồng quản trị MHB sẽ trình cổ đông về định hướng hoạt động năm 2015. Trong đó, ông Huỳnh Nam Dũng, Chủ tịch HĐQT MHB cho biết, trong năm nay, MHB sẽ phối hợp với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) hoàn tất đề án sáp nhập theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Còn theo dự thảo báo cáo của Ban Điều hành ngân hàng thì từ hồi đầu năm 2014, MHB đã hoàn tất việc xây dựng đề án tái cơ cấu MHB đến năm 2015 trình NHNN. Và từ quý IV/2014, MHB đã phối hợp với BIDV triển khai việc xây dựng đề án sáp nhập MHB và BIDV theo chỉ đạo của Thống đốc.

Được biết, ngày triệu tập Đại hội đồng cổ đông thường niên của Ngân hàng BIDV cũng vào 17/4 tại TPHCM – trùng với thời gian diễn ra Đại hội đồng cổ đông MHB.

Trước đó, thương vụ này từng được đồn đoán nhưng chưa từng được xác nhận rõ ràng khi BIDV hé lộ, đối tác nhận sáp nhập của nhà băng này là một ngân hàng phía nam. 

Tại tờ trình này, HĐQT MHB cho biết, “nhiều chuyên gia kinh tế đã nhận định Ngân hàng MHB tuy quy mô nhỏ, nhưng phát triển bền vững, lành mạnh, không phải là ngân hàng yếu kém”.

Theo báo cáo của HĐQT MHB, trong năm 2014, tổng tài sản ngân hàng tăng 17,4% so với 2013, đạt trên 45.000 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động tăng 14,4%, đạt trên 37.000 tỷ đồng; tỷ lệ tiền gửi thanh toán/vốn huy động là 23,9%, vượt so với kế hoạch đặt ra là 13-15%.

Cũng trong năm vừa rồi, tăng trưởng tín dụng của MHB đạt 13,8%, tăng trong phạm vi tỷ lệ NHNN thông báo (13%), tổng dư nợ đạt trên 30.605 tỷ đồng (bao gồm cả phần bán cho VAMC và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro năm 2014). Đến cuối năm 2014, tỷ lệ nợ xấu toàn ngân hàng ở mức 2,72% tổng dư nợ.

Qua đó, lợi nhuận trước thuế của MHB trong năm vừa rồi tăng 14% đạt 162 tỷ đồng. ROA (lợi nhuận/tài sản) đạt 0,33%, ROE (lợi nhuận/vốn) đạt 3,7% và hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) ở mức 16,95%.

Mặc dù, ngày 20/7/2011, MHB đã tiến hành đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) thành công song đến nay vẫn chưa niêm yết trên sàn chứng khoán. 

Và cũng chỉ qua tài liệu cho Đại hội cổ đông lần này, công chúng mới được rõ hơn về tình hình tài chính của MHB năm 2014, bởi từ đầu năm 2014 cho tới nay, MHB chưa công bố chính thức bất kỳ một bản báo cáo tài chính nào. 

Theo Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.