Ngắm ‘siêu trăng máu’ trên bầu trời Việt Nam

Ảnh siêu trăng kết hợp nguyệt thực toàn phần tối qua trên bầu trời Nha Trang. Ảnh: Đài Thiên văn Nha Trang cung cấp.
Ảnh siêu trăng kết hợp nguyệt thực toàn phần tối qua trên bầu trời Nha Trang. Ảnh: Đài Thiên văn Nha Trang cung cấp.
TPO - Tối qua, nhiều khu vực trên cả nước đã quan sát được hiện tượng thiên văn học đáng chú nhất năm 2021: siêu trăng kết hợp với nguyệt thực toàn phần, còn được biết đến với tên gọi siêu trăng máu.
Ngắm ‘siêu trăng máu’ trên bầu trời Việt Nam ảnh 1

Hiện tượng nguyệt thực toàn phần tối qua (26/5) kéo dài hơn 5 tiếng đồng hồ, bắt đầu lúc 15h47 phút (giờ Hà Nội) khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất và chuyển sang màu đỏ nhạt, đạt cực đại lúc 18h18 phút khi Mặt Trăng nằm ở trung tâm vùng bóng tối và chuyển sang đỏ thẫm. Quá trình nguyệt thực toàn phần kéo dài khoảng 7 phút, sau đó chuyển sang nguyệt thực một phần, nguyệt thực nửa tối và kết thúc lúc 20h49 phút. Tại Nha Trang, có thể quan sát hiện tượng lúc hơn 18h, thời điểm pha toàn phần vừa kết thúc. Trong ảnh là Mặt Trăng khi kết thúc pha toàn phần, bắt đầu chuyển sang nguyệt thực một phần. Ảnh: Đài Thiên văn Nha Trang cung cấp.

Ngắm ‘siêu trăng máu’ trên bầu trời Việt Nam ảnh 2
Do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, một số nơi ở Việt Nam khó quan sát sự kiện tối qua như các tỉnh miền Nam, Tây Nguyên và các tỉnh vùng núi phía Bắc. Trong ảnh là pha nguyệt thực một phần. Ảnh: Đài Thiên văn Nha Trang.
Ngắm ‘siêu trăng máu’ trên bầu trời Việt Nam ảnh 3

Tiếp tục pha nguyệt thực một phần. Ảnh chụp tại Đài Thiên văn Nha Trang, đặt tại Hòn Chồng, nơi quan sát thiên văn tốt nhất tại Việt Nam.

Ngắm ‘siêu trăng máu’ trên bầu trời Việt Nam ảnh 4
Nguyệt thực tối qua xảy ra cùng với siêu trăng. Hiện tượng siêu trăng xảy ra khi Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng toàn bộ và về gần Trái Đất hơn trăng tròn thông thường. Trong lần siêu trăng này, quan sát từ Trái Đất, Mặt Trăng lớn hơn khoảng 14% và sáng hơn 30%. Trong ảnh pha nguyệt thực một phần kết thúc, bắt đầu nguyệt thực nửa tối. Ảnh: Đài Thiên văn Nha Trang cung cấp.
Ngắm ‘siêu trăng máu’ trên bầu trời Việt Nam ảnh 5

Sau khi kết thúc pha một phần, hiện tượng chuyển sang pha nguyệt thực nửa tối, khi đó Mặt Trăng có màu hồng do khí quyển Trái Đất. Ảnh: Đài Thiên văn Nha Trang cung cấp.

Ngắm ‘siêu trăng máu’ trên bầu trời Việt Nam ảnh 6

Tại Đà Nẵng tối qua, nhiều bạn trẻ cũng háo hức chờ đợi sự kiện thiên văn thú vị nhất năm dù điều kiện quan sát không thực sự tốt do ảnh hưởng của trời nhiều mây. Trong ảnh là pha nguyệt thực một phần được chụp bởi bạn Nguyễn Phú Quang, đăng trên Fanpage Thiên văn Đà Nẵng.

Ngắm ‘siêu trăng máu’ trên bầu trời Việt Nam ảnh 7

Hà Nội là một trong những nơi có thể quan sát khá tốt sự kiện thiên văn tối qua do điều kiện trời quang mây, không mưa. Tuy nhiên, tại Hà Nội chỉ có thể quan sát sự kiện từ sau 18h30, khi pha toàn phần đã kết thúc hoàn toàn, chuyển sang pha một phần. Trong ảnh là nguyệt thực và siêu trăng tối qua tại Hà Nội do Facebooker Miêu Miêu ghi lại.

Ngắm ‘siêu trăng máu’ trên bầu trời Việt Nam ảnh 8

Nguyệt thực và siêu trăng tối qua trên bầu trời Hà Nội. Ảnh: ĐT.

Ngắm ‘siêu trăng máu’ trên bầu trời Việt Nam ảnh 9
Nguyệt thực tối qua còn có thể quan sát được ở một vùng rộng lớn gồm Thái Bình Dương, phần phía Đông của Châu Á, Nhật Bản, Châu Úc và phía Tây của Bắc Mĩ. Trong ảnh là "siêu trăng máu" được ghi lại bởi nhiếp ảnh gia Zach Doehler tại thành phố Nanaimo, bang British Columbia, Canada. Dự kiến đến 15/5/2022, người yêu thiên văn mới có thể chiêm ngưỡng lại hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Trong khi đó vào 25/6 tới, sẽ có siêu trăng cuối cùng của năm 2021.
MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.