Nga tuyên bố phá hủy trực thăng Mi-8 và hai máy bay Su-25 của Ukraine trong một ngày

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Hãng thông tấn RIA Novosti cho biết, trong ngày 27/8, quân đội Nga đã bắn hạ một trực thăng quân sự Mi-8 và hai máy bay Su-25 của Ukraine ở khu vực Zaporozhye.

Văn phòng báo chí của Bộ Quốc phòng Nga hôm Chủ nhật (27/8) cho biết: "Máy bay chiến đấu của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã bắn hạ một trực thăng Mi-8 của Không quân Ukraine gần làng Zalivnoye, vùng Zaporozhye. Ngoài ra, cũng trong khu vực Zaporozhye, hệ thống phòng không đã bắn hạ hai máy bay chiến đấu Su-25 của Ukraine tại khu định cư Malaya Tokmachka và Novodanilovka".

Nga tuyên bố phá hủy trực thăng Mi-8 và hai máy bay Su-25 của Ukraine trong một ngày ảnh 1

Cũng theo bộ này, trong ngày 27/8, phòng không Nga đã đánh chặn 9 tên lửa của hệ thống phóng loạt đa nòng HIMARS, cùng 30 máy bay không người lái của Ukraine ở Cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng (DPR và LPR), cũng như các khu vực Kherson và Zaporozhye.

Theo thống kê của RIA Novosti, tính đến thời điểm hiện tại, tổng cộng 466 máy bay quân sự, 247 máy bay trực thăng, 6.152 máy bay không người lái, 433 hệ thống tên lửa phòng không, 11.527 xe tăng và các phương tiện chiến đấu bọc thép khác của Ukraine đã bị lực lượng Nga phá hủy trong chiến dịch quân sự đặc biệt.

Theo RIA Novosti
MỚI - NÓNG
Hà Nội chuẩn bị đón thêm mưa lớn dịp cuối tuần
Hà Nội chuẩn bị đón thêm mưa lớn dịp cuối tuần
TPO - Theo dự báo từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 24h qua khu vực Miền Bắc, Thủ đô Hà Nội có diễn biến giảm mưa gián đoạn. Mưa lớn xuất hiện chủ yếu về đêm, trời mát mẻ với nhiệt độ thấp nhất từ 23-26 độ C. Dự báo khoảng từ 11/5 khu vực lại đón một đợt không khí lạnh yếu gây mưa diện rộng.
Điều chưa biết về di sản tư liệu cửu đỉnh Hoàng cung Huế vừa được UNESCO ghi danh
Điều chưa biết về di sản tư liệu cửu đỉnh Hoàng cung Huế vừa được UNESCO ghi danh
TPO - Những bản đúc trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là bộ sưu tập gồm 9 đỉnh đồng hay còn gọi là cửu đỉnh, do vua Minh Mạng cho đúc năm 1835. Các chuyên gia nhấn mạnh những bản khắc này được coi là "Địa dư chí lược" của Việt Nam đầu thế kỷ 19 được ghi bằng ngôn ngữ tạo hình với hàng trăm họa tiết được chạm nổi tinh xảo.