Bay ở tầm cao hơn 10.000 feet, trực thăng Mi-8MTPR-1 với hệ thống tác chiến điện tử Richag-AV được tích hợp trên máy bay, gây ra không ít khó khăn cho hệ thống phòng không Ukraine, theo The Drive.
Trực thăng tác chiến điện tử Mi-8MTPR-1. Ảnh: eurasiantimes |
Mi-8 là một máy bay trực thăng do Nga sản xuất. Ngoài nhiệm vụ vận tải, Mi-8 cũng có thể dùng cho mục đích trinh sát hoặc tấn công mặt đất. Trực thăng này có chuyến bay thử lần đầu vào năm 1961 trước khi đưa vào biên chế quân đội Liên Xô năm 1967.
Mi-8 có chiều dài 25.24 m, chiều cao 5.65 m, đường kính roto 21.29 m. Trực thăng có trọng lượng rỗng là 7.1 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 12 tấn.
Mi-8MTPR-1 do nhà máy Kazan Helicopters sản xuất. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga |
Trực thăng Mi-8MTPR-1 là phiên bản nâng cấp của Mi-8MTV-5-1 do nhà máy Kazan Helicopters sản xuất. Gần đây, quân đội Nga được cho là đã sử dụng hệ máy bay trực thăng này để tiến hành tác chiến điện tử chống lại các hệ thống phòng không của Ukraine.
Một cặp máy bay trực thăng Mi-8MTPR-1 chuẩn bị cho nhiệm vụ ở Ukraine. Ảnh: Bộ quốc phòng Nga |
Mi-8MTPR-1 được thiết kế với nhiệm vụ ngăn chặn radar kiểm soát hỏa lực của đối phương, gây nhiễu radar máy bay, từ đó cung cấp sự bảo vệ không chỉ cho các phương tiện trên không mà còn cả quân đội trên mặt đất trước các cuộc không kích.
Cabin của Mi-8MTPR-1 được trang bị các hộp điện tử. Ảnh: eurasiantimes |
Các nhà nghiên cứu đã lắp đặt hệ thống Rychag-AV trên trực thăng Mi-8MTPR-1 với bộ gây nhiễu L187A. Hệ thống này được đặt ở phía sau, trong khi trạm điều khiển hệ thống được lắp ở trước. Rychag-AV có thể gây nhiễu các hệ thống cảm biến tinh vi ở khoảng cách 100 km.
Thiết bị L187A Rychag-AV trên trực thăng Mi-8MTPR-1. Ảnh: thedriver |
Bốn ăng ten của hệ thống được đặt trên thân của máy bay, với 2 chiếc phía trước đóng vai trò thu nhận tín hiệu, phát hiện radar đối phương đang hoạt động, cùng các thông tin và vị trí của chúng.
Trạm điều hành hệ thống ở phía trước cabin. ẢNh: thedriver |
Rychag-AV có thể hoạt động hoàn toàn tự động theo một chương trình đã được thiết lập trước mà không cần sự tham gia của người vận hành. Nó sử dụng kho dữ liệu về radar đối phương và tự động lựa chọn phương pháp gây nhiễu phù hợp.