Nga bảo vệ cầu Crimea như thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Cầu Kerch, còn gọi là cầu Crimea, vừa hứng thêm một vụ tấn công nghiêm trọng bằng phương tiện không người lái. Đối phương tấn công thành công dù Nga đã áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ an ninh đặc biệt xung quanh công trình mang ý nghĩa biểu tượng và quan trọng về hậu cần quân sự.
Nga bảo vệ cầu Crimea như thế nào? ảnh 1

Cầu Kerch vừa mang ý nghĩa biểu tượng, vừa là mắt xích quan trọng về hậu cần cho lực lượng Nga trên bán đảo Crimea và chiến trường Ukraine. (Ảnh: Reuters)

Cây cầu được công ty của ông Arkady Rotenberg, một người thân và bạn tập judo của Tổng thống Nga Vladimir Putin, xây dựng, từ năm 2014, với chi phí khoảng 3,6 tỷ USD.

Công trình dài 19km gồm một tuyến đường sắt và một tuyến đường bộ nối Crimea với đất liền Nga qua eo biển Kerch. Cây cầu được khởi công xây dựng năm 2014, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, và hoàn thành năm 2018, mang ý nghĩa biểu tượng lớn đối với Điện Kremlin. Tổng thống Putin khi đó khánh thành công trình bằng việc lái một chiếc xe tải Kamaz từ Kerch đến Crimea và nói với các công nhân xây dựng rằng họ đã tạo nên “một điều thần kỳ”.

Từ sau vụ tấn công hồi tháng 10 năm ngoái, Nga triển khai các biện pháp an ninh đặc biệt để bảo vệ công trình. Khách du lịch đến Crimea trong kỳ nghỉ lễ cho biết họ phải xếp hàng hàng giờ chờ lực lượng an ninh kiểm tra mọi phương tiện đi qua để tìm chất nổ. Nga cũng tăng cường phòng không để ngăn chặn nguy cơ tấn công từ trên không hoặc tên lửa vào cây cầu.

Bên cạnh đó, Nga được cho là đã triển khai một hệ thống phản radar hoạt động như mồi nhử để dụ bất kỳ tên lửa dẫn đường nào nhắm vào cầu Kerch. Ở khu vực xung quanh, Hải quân Nga được nói là đã thả những chiếc lồng mới cho cá heo được huấn luyện quân sự để bảo vệ Hạm đội Biển Đen của họ tại Sevastopol, nhằm phát hiện đặc công nước của kẻ thù.

Trước khi mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, Nga tuyên bố cây cầu được “bảo vệ toàn diện từ trên bộ, trên không, trên mặt biển và dưới nước”. Phát biểu với hãng thông tấn Tass, chỉ huy Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga Viktor Zolotov cho biết, các tàu chống phá hoại tuần tra vùng biển gần cây cầu và các đặc công nước được cử đi kiểm tra vùng nước bên dưới cầu.

Giới chức Ukraine dựa vào thực tế đó để phủ nhận những cáo buộc cho rằng họ đứng sau các vụ tấn công.

Theo bản dịch của NBC, bà Natalia Humeniuk, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy miền Nam Ukraine, nói với báo chí trong nước: “Với các biện pháp an ninh chưa từng có mà người Nga thực hiện trong một thời gian dài quanh cầu Crimea, rất có thể họ đã kiểm soát toàn bộ tình hình và việc đó tiếp tục diễn ra theo kịch bản do họ lập trình”.

Mắt xích hậu cần

Đối với Điện Kremlin, cây cầu là biểu tượng của mối liên hệ mà họ đang cố gắng tạo ra giữa Crimea và Nga. Khi cây cầu bị tấn công vào tháng 10 năm ngoái, Tổng thống Putin lại lái xe qua cầu để kiểm tra việc sửa chữa.

Cầu Kerch còn là một tuyến đường tiếp tế quan trọng để đưa thực phẩm, nhiên liệu, nguyên liệu sản xuất và binh lính từ Nga sang bán đảo Crimea. Cây cầu này cũng đưa du khách đến các bãi biển của vùng, nơi trở nên rất nhộn nhịp trong mùa hè.

Trước khi mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022, quân đội Nga đã sử dụng cây cầu để vận chuyển hàng tiếp tế cho lực lượng của họ trong ở khu vực, bao gồm cảng hải quân ở Sevastopol, nơi đóng quân của Hạm đội Biển Đen. Từ năm ngoái, cây cầu trở thành một đường dẫn quan trọng để tiếp viện và cung cấp cho quân đội Nga, sau khi họ giành quyền kiểm soát lãnh thổ ở miền Nam Ukraine.

Bất kỳ cuộc tấn công nào vào cây cầu đều không chỉ nhằm đánh vào biểu tượng của Nga, mà gây gián đoạn tuyến đường phục vụ mục đích quân sự, cản trở nỗ lực của Nga trong việc tiếp tế cho lực lượng của họ nhằm đối phó với chiến dịch phản công của Ukraine. Cây cầu đến nay vẫn là là huyết mạch quan trọng đối với lực lượng Nga ở các vùng Kherson, Zaporizhzhia và Donetsk ở miền Nam Ukraine.

Theo các chuyên gia quân sự, trong những tháng gần đây, Ukraine ưu tiên tấn công các điểm hậu cần của Nga bằng tên lửa do Mỹ và các đồng minh khác cung cấp, nhằm hạn chế năng lực của đối phương trên chiến trường.

Theo Guardian, NYT
MỚI - NÓNG
Lùi thời gian tắt sóng di động 2G
Lùi thời gian tắt sóng di động 2G
TPO - Do ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão số 3, các đơn vị chuyên môn của Bộ Thông tin và Truyền thông tham mưu cho lãnh đạo Bộ lùi thời gian tắt sóng 2G, thay vì lịch trình từ 15/9/2024 như trước.
Kỳ lạ hàng trăm cây quý hiếm phải canh giữ ngày đêm ở Việt Nam
Kỳ lạ hàng trăm cây quý hiếm phải canh giữ ngày đêm ở Việt Nam
TPO - Cây Thông nước (Thủy tùng) thuộc loài đặc hữu rất hiếm mà cả sách đỏ thế giới và Việt Nam đặt vào tình trạng nguy cấp, được bảo vệ nghiêm ngặt ngày đêm. Tại Việt nam, Thủy tùng chỉ có duy nhất ở tỉnh Đắk Lắk. Hơn nửa thế kỷ qua, để bảo tồn loại cây này là một thách thức với những người có trách nhiệm.