New Zealand sẽ bỏ phiếu hợp pháp hoá 'an tử', quyền được chết

Trước khi qua đời vì u não, nữ luật sư Lacertia và chồng đấu tranh không mệt mỏi cho đạo luật này.
Trước khi qua đời vì u não, nữ luật sư Lacertia và chồng đấu tranh không mệt mỏi cho đạo luật này.
TPO - Ngày 17/10, người dân New Zealand sẽ được yêu cầu bỏ phiếu đồng ý hoặc không về “an tử” hay còn gọi là “ cái chết không đau đớn” trong bối cảnh hiện nay nhiều người dân nước này đang chịu đựng "nỗi đau khổ không thể nguôi ngoai" nhưng không có quyền hợp pháp để kết thúc cuộc sống của họ.

Nữ luật sư Lecretia Seales qua đời vào năm 2015 vì một khối u não. Cho đến khi qua đời, bà và chồng đã chiến đấu không mệt mỏi để làm cho chính sách “an tử” được hợp pháp ở New Zealand, cũng giống  như ở Hà Lan, Bỉ, bang Victoria của Úc và một số bang của Mỹ.

 “Tôi thực sự hy vọng chúng ta sẽ thấy một kết quả tích cực, các cuộc thăm dò chắc chắn đang nhìn theo hướng đó, nhưng các đối thủ đang cố gắng để gây nhầm lẫn và tạo ra sự nghi ngờ và sợ hãi”, Matt Vickers, chồng cũ của luật sư Lacrectia, cho biết từ New York, nơi anh đang sống với vợ và con hiện tại.

 “Sự lựa chọn là điều cơ bản đối với con người. Khi không có lựa chọn, chúng ta cảm thấy bị bó buộc.  Và tôi nghĩ rằng mọi người cần ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý này vì nó tạo ra sự lựa chọn trong những tình huống mà hầu hết các lựa chọn đã bị tước bỏ. ",  Matt Vickers cho biết thêm.

 Đạo luật Lựa chọn Cuối đời 2019 được bảo trợ bởi Nghị sĩ David Seymour của đảng ACT.  Nó sẽ cho phép những người bị bệnh nan y nộp đơn để chấm dứt cuộc sống của họ.  Mặc dù đạo luật đã được quốc hội thông qua, nhưng nó sẽ chỉ có hiệu lực nếu hơn 50% cử tri đánh dấu vào ô “ yes” có nghĩa là đồng ý.

 Đạo luật này nêu ra các tiêu chí cụ thể cho những ai có thể nộp đơn xin kết thúc cuộc đời, bao gồm cả những công dân từ 18 tuổi trở lên, là công dân New Zealand, đang mắc bệnh nan y sẽ kết thúc cuộc đời trong vòng sáu tháng, đang“ chịu đựng những đau khổ không thể nguôi ngoai ”và có khả năng đưa ra“ quyết định sáng suốt ”về an tử...

 Những người bị bệnh tâm thần, tuổi cao hoặc khuyết tật sẽ không đủ điều kiện. Hai bác sĩ, trong đó có một người độc lập, sẽ phải ký quyết định. Có thể cần thêm với một bác sĩ tâm thần nếu một trong hai bác sĩ có bất kỳ nghi ngờ nào.

 Seymour, người ủng hộ dự luật,cho biết: “Chúng ta đi sau các nhà lãnh đạo thế giới nhiều thập kỷ về lựa chọn cuối đời và tôi nghĩ đã đến lúc New Zealand hướng tới trở thành một xã hội nhân ái và khoan dung hơn”.

 Trong nhiều tháng qua, các cuộc thăm dò đã cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng đối với dự luật này với số phiếu đồng ý khoảng 60% -70%, và nhận được sự ủng hộ của thủ tướng Jacinda Ardern, lãnh đạo đảng Quốc gia đối lập Judith Collins, cựu thủ tướng Helen Clark, và cựu tổng chưởng lý Michael Cullen.

 Ông  Cullen, người đang bị ung thư giai đoạn 4, nói: “ Đạo luật này sẽ mang đến cho những người như tôi cơ hội hoàn thành cuộc sống theo cách phù hợp với niềm tin đạo đức và ý thức của tôi về phẩm giá của cuộc sống”.

 Mary Panko, chủ tịch của Hiệp hội Lựa chọn Cuối đời, đã chứng kiến ba người bạn chết vì ung thư kéo dài, đau đớn và không muốn ai khác phải đau khổ.

 Panko nói rằng, hành động này sẽ chỉ giúp giải thoát cho những người ốm yếu nhất trong xã hội, khoảng 5% -6% những người cuối đời không còn quản lý sự đau khổ của họ.

 Tuy nhiên, những người phản đối tiếp tục chiến đấu và nói rằng họ sợ những người dễ bị tổn thương nhất của New Zealand sẽ phải đối mặt với sự ép buộc hoặc bị áp lực phải kết liễu cuộc sống của họ.

 Những người bỏ phiếu “không” bao gồm cựu thủ tướng Bill English, người theo đạo Công giáo, đồng lãnh đạo đảng Māori John Tamihere và cựu bộ trưởng đảng người cao niên quốc gia Maggy Bar.

Theo The Guardian
MỚI - NÓNG