Nên chọn ai đại diện VN dự thi Hoa hậu thế giới 2008?

Nên chọn ai đại diện VN dự thi Hoa hậu thế giới 2008?
Tôi nghĩ quy chế mới về thi HH nên bỏ điều kiện "tốt nghiệp PTTH" và chỉ quy định "có trình độ văn hoá PTTH trở lên". Ở các quốc gia khác đều không có quy định này và các cuộc thi như HH thế giới, HH hoàn vũ, HH trái đất, Nữ hoàng du lịch quốc tế cũng không quy định như thế, rất hình thức.
Nên chọn ai đại diện VN dự thi Hoa hậu thế giới 2008? ảnh 1
Hoa hậu Trần Thị Thuỳ Dung. Ảnh : Hồng Vĩnh

Họ chỉ giới hạn độ tuổi và thường là từ 16 tuổi trở lên.

Nếu như Việt Nam cứ đi chọn hoa hậu theo kiểu "hoa hậu bằng cấp" như thế này thì sẽ không bao giờ Việt Nam đoạt được thành tích gì cao trong các đấu trường sắc đẹp quốc tế.

Chẳng hạn, HHHV Venezuela 2008, cô ấy có học hành bằng cấp gì đâu, chỉ làm nghề người mẫu từ nhỏ, đã từng sang nhiều quốc gia như Anh, Pháp hành nghề, tuy nhiên tại cuộc thi HHHV 2008 cô ấy vẫn đủ sức toả sáng và giành vương miện.

Hoa hậu là tổng hoà nhiều tiêu chí, nhưng tiêu chí về ngoại hình phải được ưu tiên hàng đầu, bởi vì cuộc thi Hoa hậu bản thân nó là một cuộc thi sắc đẹp, đừng đánh đồng với những cuộc thi tú tài hay kiến thức.

Nếu như một cô gái học vấn rất cao nhưng không đạt về ngoại hình, trong khi một cô gái ngoại hình chuẩn có tầm "quốc tế", học vấn thấp hơn thì nếu là một cường quốc "sắc đẹp" như Venezuela, chắc chắn họ sẽ không so đo mà lựa chọn cô gái thứ hai chứ không "so bó đũa, chọn cột cờ" như chúng ta.

Điều này cho thấy một thực trạng xã hội chúng ta là một xã hội quá coi trọng bằng cấp mà không đánh giá thực chất tiềm năng, triển vọng của một con người.

Nên chọn ai đại diện VN dự thi Hoa hậu thế giới 2008? ảnh 2
Hoa hậu Trần THị Thùy Dung.

Còn một số người cho rằng thí sinh đoạt giải ứng xử hay nhất thì sẽ phải "kiêm luôn" đoạt ngôi vị cao nhất, tôi xin thưa đó là cách nhận định sai lầm. Cuộc thi hoa hậu có 3 phần chính: trình diễn áo tắm, trang phục dạ hội và ứng xử, như vậy các phần thi về biểu diễn hình thể, nhan sắc đã chiếm tới 2/3 tức là gần 70% sự quan trọng trong tổng kết quả cuối cùng, đúng như ý nghĩa của nó là một cuộc thi sắc đẹp.

Vì vậy, một người chỉ ứng xử hay nhưng không đảm bảo được các yếu tố nhan sắc, hình thể, vóc dáng thì cũng không thể làm hoa hậu. Nếu như vậy chẳng lẽ hoa hậu Nga (tại HH Hoàn Vũ 2008) nếu ứng xử hay nhất thì cô ấy sẽ làm hoa hậu? Đó là một suy nghĩ sai lầm.

Còn việc cử đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi HHTG sắp tới, tôi thấy rằng trong số tất cả 30 thí sinh của HHVN 2008, rồi cả những ứng viên khác được nhắc đến như HHTG NV 2007 Ngô Phương Lan và HHHV Thuỳ Lâm 2008, thì người có khả năng mang về chiến thắng cho Việt Nam cao nhất, chẳng ai khác chính là tân HH VN 2008 Trần Thị Thuỳ Dung.

Còn trong các thí sinh HHVN 2008 tôi đánh giá chỉ có 2 thí sinh duy nhất có sắc đẹp đạt "tầm quốc tế", đó là Trần Thị Thuỳ Dung và Lâm Thu Hằng. Trước đêm chung kết, tôi còn đánh giá cao 2 thí sinh Nguyễn Hồng Nhung (1m75, Hà Nội) và Nguyễn Thị Hồng Nhung (1m76, Hà Nội), tuy nhiên sau khi xem trực tiếp đêm chung kết, tôi nhận ra rằng cả 2 thí sinh này ngoại hình đều không ổn và BGK đã đánh giá chính xác.

Nguyễn Hồng Nhung có khuôn mặt khá sáng sân khấu, tuy nhiên thân hình nhiều điểm chưa chuẩn(người gầy, không đầy đặn...) còn thí sinh Nguyễn Thị Hồng Nhung thì số đo cũng không chuẩn (85-64-97).

Như vậy đúng là nếu chỉ xem qua ảnh hay báo chí sẽ khó mà có sự đánh giá chính xác được từng thí sinh, chỉ có thể tiếp xúc trực tiếp mới có cái nhìn chuẩn xác nhất.

Chẳng hạn người được khán giả đánh giá cao qua những hình ảnh "lung linh" trên báo chí là thí sinh Nguyễn Thuỵ Vân đã bộc lộ rõ nhan sắc thực của mình như thế nào khi xem truyền hình trực tiếp, ngoài chiều cao hạn chế thì cơ thể, dáng dấp, khuôn mặt Thuỵ Vân vẫn còn có những điểm yếu, nếu người đánh giá là BGK thế giới, chưa chắc Thụy Vân đã có được ngôi vị Á hậu 2.

Chỉ có 2 người duy nhất tại HHVN 2008 hội đủ yếu tố vóc dáng, hình thể, nhan sắc có tầm quốc tế để có thể đi "thi thố" đó là Trần Thị Thuỳ Dung và Lâm Thu Hằng. Lâm Thu Hằng tôi cho là có thân hình đẹp nhất trong tất cả các thí sinh, tuy nhiên những nét "rất mạnh" trên khuôn mặt, vóc dáng, làn da của Lâm Thu Hằng có lẽ phù hợp hơn với cuộc thi HH Hoàn Vũ.

Còn Trần Thị Thuỳ Dung vóc dáng, chiều cao, chỉ số cơ thể gần như hoàn hảo trong khi vẫn giữ được những nét mềm mại ở dáng dấp, khuôn mặt có nụ cười hiền, đằm thắm, có chiều sâu, phù hợp nhất với cuộc thi HHTG.

Nên chọn ai đại diện VN dự thi Hoa hậu thế giới 2008? ảnh 3
Hoa hậu Trần Thị Thuỳ Dung. Ảnh Hồng Vĩnh

Như vậy, tôi cho rằng BGK lựa chọn Trần Thị Thuỳ Dung là hoàn toàn hợp lý và có con mắt chuyên môn rất chuẩn xác. So sánh với tương quan các thí sinh châu Á khác năm nay, tôi đánh giá khả năng lọt vào top 16 nếu Thuỳ Dung đi thi HHTG sẽ là cao, khoảng 60-70%, còn nếu là Nguyễn Thuỵ Vân thì sẽ là 30% còn Ngô Phương Lan là 15-20%.

Nên nhớ các thí sinh có chiều cao tầm 1m70 sẽ là những thí sinh thấp nhất thuộc top cuối và ít được chú ý đến, còn những ứng viên triển vọng sẽ rơi vào nhóm thí sinh có chiều cao nổi bật, hình thể đẹp.

Do đó, với ứng viên không còn độ chuẩn hình thể như Ngô Phương Lan hay hình thể, vóc dáng nhỏ bé, khiêm tốn và nhiều nhược điểm như Nguyễn Thuỵ Vân rất ít có cơ hội lọt được vào top 16 HHTG. Mục tiêu đi dự thi của các thí sinh là quảng bá hình ảnh đất nước.

Tuy nhiên, nếu không có được thành tích gì thì mục tiêu quảng bá đó sẽ trở thành "vô nghĩa", chẳng ai nhớ đến và cũng chẳng ai biết mặt, không được thành tích gì đồng nghĩa với chỉ "quảng bá" cho ban giám khảo cuộc thi nghe thôi. Do đó, tôi rất mong các cơ quan ban ngành, khán giả cân nhắc chọn người dự thi HHTG 2008 cho chuẩn xác nhất, sao cho người đó đi thi có triển vọng nhất và cơ hội giành chiến thắng cao nhất.

Đừng để đi thi chỉ là một cuộc dạo chơi và rồi đi về lại nhận một lời an ủi quen thuộc "tuy không đoạt thành tích gì nhưng đã quảng bá rất tốt cho hình ảnh Việt Nam"!

Ý kiến của bạn đọc Phạm Tuấn Hải
(Lao Động)

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.