NASA: Có thể tìm thấy sự sống của người ngoài hành tinh

Những dữ liệu quý giá thu thập từ sao Hỏa sẽ giúp các nhà khoa học truy tìm các hành tinh khác có tồn tại sự sống. Ảnh: NASA
Những dữ liệu quý giá thu thập từ sao Hỏa sẽ giúp các nhà khoa học truy tìm các hành tinh khác có tồn tại sự sống. Ảnh: NASA
TPO - Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) mới đây đã công bố công trình nghiên cứu 3 năm trên sao Hỏa và cho rằng từ những dữ liệu quý giá này, họ có thể đi tìm được nơi đang tồn tại cuộc sống của những người ngoài hành tinh. 

Điều này xóa tan mọi nghi ngờ trước đây cho rằng, người ngoài trái đất chỉ có thể tìm thấy trong phim ảnh.

Nhờ những nỗ lực của các nhà khoa học sau khi hoàn thành dự án Sứ mệnh tiến hóa và khí quyển sao Hỏa (MAVEN) được tiến hành ba năm trên sao Hỏa, NASA cho rằng, con người có thể có một ý tưởng tốt hơn về những người ngoài hành tinh bằng cách sử dụng dữ liệu thu thập được từ một trong những hành tinh hàng xóm với trái đất.

 Ba năm làm việc trên quỹ đạo xung quanh sao Hỏa kể từ tháng 11/2014, MAVEN  đã tìm được những dữ liệu vô giá. Chẳng hạn, nó giúp khám phá vì sao sao Hỏa mất khí quyển chứa carbon dioxide vào khoảng bốn tỷ năm trước. 

Dữ liệu về bầu khí quyển này cho phép các nhà khoa học của NASA nghiên cứu xem liệu các hành tinh tương tự sao Hỏa có thể duy trì cuộc sống nếu chúng quay quanh quỹ đạo gần với sao Lùn đỏ hơn so với Trái đất. Những nghiên cứu này vừa được trình bày tại Hội nghị Hiệp hội Địa vật lý Mỹ ở New Orleans, Louisiana.

Bruce Jakosky, một thành viên của MAVEN, nhà nghiên cứu chính của Đại học Colorado Boulder cho biết: "Khả năng tồn tại sự sống là một trong những chủ đề lớn nhất trong thiên văn học. Những dữ liệu thu thập được từ sao Hỏa sẽ giúp chúng ta xác định các yếu tố kiểm soát xem các hành tinh khác có tồn tại sự sống hay không".

MAVEN đã để mắt đến việc bức xạ từ mặt trời  tràn ra ngoài bầu khí quyển của sao Hỏa trong quá trình nó quay trong quỹ đạo. Điều này cho phép nhóm làm sáng tỏ việc làm thế nào các bức xạ từ các ngôi sao có thể nhanh chóng làm suy yếu bầu khí quyển của hành tinh đá này.

Với những thông tin có được trong tay, các nhà khoa học đã chạy các mô phỏng để biết loại năng lượng nào từ sao lùn đỏ - loại sao phổ biến nhất trong thiên hà của chúng ta - sẽ tồn tại trên sao Hỏa như các hành tinh khác.

Các khả năng nghiên cứu được MAVEN trình bày khá thú vị, nhưng những  phát hiện từ những mô phỏng này không nhiều. Sao lùn đỏ phát ra một số tia cực tím rất mạnh, gấp 5-10 lần so với sao Hỏa. Những mức độ bức xạ này có thể phá hủy bầu khí quyển của hành tinh giả thuyết nhanh hơn Mặt trời đã làm đối với sao Hỏa khiến nó không tồn tại sự sống.

Mặc dù thí nghiệm này đã có một kết thúc buồn về việc không tồn tại sự sống ở sao Hỏa cách đây 4 tỷ năm, nhưng MAVEN đã cho các nhà khoa học của vô vàn những dữ liệu quý giá có thể được sử dụng để săn tìm cuộc sống ngoài hành tinh trong tương lai.

Theo NASA
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.