NAPAS ký kết hợp tác thúc đẩy chi tiêu thẻ NAPAS tại Hàn Quốc

Ngày 24-9-2024, Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) – Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist – Báo Tuổi Trẻ tổ chức buổi lễ ký kết hợp tác Chương trình hỗ trợ thúc đẩy chi tiêu thẻ NAPAS tại Hàn Quốc.

Chương trình hợp tác giữa 3 đơn vị nhằm đẩy mạnh du lịch giữa Việt Nam và Hàn Quốc, NAPAS hợp tác với Lữ hành Saigontourist để trao đổi triển khai các hoạt động marketing hiệu quả, nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, hỗ trợ phát triển du lịch giữa hai quốc gia.

NAPAS ký kết hợp tác thúc đẩy chi tiêu thẻ NAPAS tại Hàn Quốc ảnh 1

Theo đó, thẻ NAPAS được giới thiệu trực tiếp với khách hàng là du khách Việt Nam đến Hàn Quốc thông qua Lữ hành Saigontourist, nhằm quảng bá và khuyến khích việc sử dụng thẻ NAPAS để thanh toán mua sắm hàng hóa, dịch vụ ăn uống, giải trí, v.v.. tại các điểm chấp nhận thanh toán (“ĐCNTT”) thuộc hệ thống BC Card trên toàn lãnh thổ Hàn Quốc.

Việc này không chỉ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho khách du lịch nói riêng, mà còn thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch và thanh toán không dùng tiền mặt nói chung, góp phần vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Chương trình hợp tác thúc đẩy du lịch, thanh toán xuyên biên giới giữa Lữ hành Saigontourist và NAPAS được truyền thông rộng rãi để người dân tiếp cận thông tin, sử dụng dịch vụ, tương tác chương trình. Bên cạnh những lợi ích cho khách du lịch, chương trình còn mang đến ý nghĩa lớn lao nhằm thúc đẩy hoạt động thanh toán xuyên biên giới giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực bằng thẻ nội địa NAPAS.

Quan hệ hợp tác giữa Lữ hành Saigontourist – NAPAS – Báo Tuổi Trẻ trên cơ sở phát huy khả năng và thế mạnh của mỗi đơn vị về năng lực, kinh nghiệm, nguồn lực, đội ngũ, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở dịch vụ...

Ngay sau hợp tác, ngày 5 và 6/10/ 2024 tại Thủ đô Seoul, Hàn Quốc cũng sẽ diễn ra sự kiện “Vietnam Phở Festival 2024” do Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tổng Công ty du lịch Sài Gòn tổ chức nhằm giới thiệu đến người dân Hàn Quốc những giá trị văn hóa Việt Nam, quảng bá hình ảnh đất nước nhằm thúc đẩy quan hệ ngoại giao, kinh tế, thương mại và du lịch.... Lữ hành Saigontourist và NAPAS sẽ phối hợp chặt chẽ mang đến các sản phẩm dịch vụ đặc biệt hấp dẫn của mỗi đơn vị dành cho du khách.

NAPAS ký kết hợp tác thúc đẩy chi tiêu thẻ NAPAS tại Hàn Quốc ảnh 2

Thẻ nội địa NAPAS do các ngân hàng và công ty tài chính Việt Nam phát hành có các dòng sản phẩm gồm Thẻ ghi nợ, Thẻ trả trước, Thẻ tín dụng và thẻ kép tích hợp cả thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng trong 1 phôi thẻ vật lý.

Thẻ được triển khai theo bộ tiêu chuẩn VCCS do NAPAS quản lý, đáp ứng quy định tiêu chuẩn thẻ chip của NHNN cũng như tổ chức quốc tế EMV. Công nghệ chip tiên tiến được ứng dụng trong thẻ nhằm tăng cường an ninh, an toàn bảo mật, hỗ trợ ngăn chặn các giao dịch gian lận, giả mạo của thẻ.

Về phạm vi thanh toán, thẻ nội địa NAPAS không chỉ thanh toán trong nước mà còn có thể sử dụng ở một số quốc gia. Cụ thể:

Tại Hàn Quốc:

Chủ thẻ NAPAS do các ngân hàng và công ty tài chính phát hành (Agribank, BIDV, MB, TPBank , Sacombank, LPBank, SHB, NamABank, ABBank, OCB, VIB, BVBank, WooriBank, VietBank, Bao Viet Bank, BacABank, VietABank, Co-opbank, SaigonBank, VRB, Mirae Asssets) có thể thanh toán tại mạng lưới hơn 3,41 triệu đơn vị chấp nhận thanh toán thuộc mạng lưới của Công ty BC Card, bao gồm chuỗi cửa hàng miễn thuế lớn nhất Hàn Quốc – Shila Duty Free, chuỗi cửa hàng tiện lợi 24/7 CU, chuỗi cửa hàng Line Friends và các đơn vị kinh doanh vừa và nhỏ khác. Bên cạnh đó, thẻ NAPAS cũng có thể sử dụng rút tiền tại hệ thống ATM của ngân hàng Wooribank Hàn Quốc thuộc mạng lưới của Công ty BC Card, bao gồm hơn 50,000 ATM đặt tại chuỗi cửa hàng tiện lợi CU, GS25, Ministop trên toàn bộ Hàn Quốc; hơn 5,500 ATM thuộc ngân hàng Wooribank Hàn Quốc và đặc biệt, tất cả các ATM đặt tại các ga tàu điện ngầm từ Line 1 đến Line 4 tại Seoul đều đã chấp nhận thẻ NAPAS.

Đồng thời, chủ thẻ NAPAS do các ngân hàng phát hành (Agribank, VRB, SaigonBank, SeABank, ABBank, GPBank, HDBank) có thể rút tiền tại hệ thống ATM của các ngân hàng gồm NICE và CitiBank thuộc mạng lưới công ty KFTC, Hàn Quốc

Tại Thái Lan: Chủ thẻ NAPAS do các ngân hàng phát hành (Agribank, VRB, SaigonBank, SeABank, ABBank, GPBank, HDBank) có thể rút tiền tại hệ thống ATM của các ngân hàng ngân hàng SCB, KTB, KBank và BBL thuộc mạng lưới chuyển mạch quốc gia ITMX - Thái Lan.

Tại Malaysia: Chủ thẻ NAPAS do các ngân hàng phát hành (Agribank, SaigonBank, SeABank, ABBank, GPBank, HDBank) có thể rút tiền tại hệ thống ATM của các ngân hàng Bank Muamalat, Maybank, RHB Bank, MBSB Bank thuộc mạng lưới chuyển mạch quốc gia PayNet của Malaysia.

Tại Lào: Chủ thẻ NAPAS do các ngân hàng phát hành (BIDV, Agribank, VRB, SaigonBank, SeABank, ABBank, GPBank, HDBank, VietABank) có thể rút tiền tại hệ thống ATM của LaoVietBank

MỚI - NÓNG
Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs bị bắt: Người nổi tiếng có sức ảnh hưởng nhưng không thể đứng ngoài vòng pháp luật
Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs bị bắt: Người nổi tiếng có sức ảnh hưởng nhưng không thể đứng ngoài vòng pháp luật
TPO - Nhìn từ vụ Vụ Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs bị bắt, luật sư khuyên các bạn trẻ, những người nổi tiếng trên mạng cần thận trọng đánh giá tính pháp lý với mỗi dự án, sản phẩm, dịch vụ; dù họ nổi tiếng, có sức ảnh hưởng nhưng không thể đứng ngoài vòng pháp luật.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp Việt cần tìm kiếm thị trường xuất khẩu để bù đắp việc thị trường Mỹ khó khăn. Ảnh: Như Ý

Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: Nỗ lực giảm thâm hụt thương mại, đa dạng hóa thị trường

TP - Về tác động của việc Mỹ áp thuế đối ứng, Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết, hiệp hội doanh nghiệp nước này đã cam kết tiếp tục duy trì hoạt động tại Việt Nam và sẽ theo dõi động thái chính sách tiếp theo. Ở trong nước, các bộ, ngành cần tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tăng kim ngạch nhập hàng hóa từ Mỹ đồng thời nhanh chóng tìm kiếm thị trường thay thế.
Giá thịt heo bình ổn tại TPHCM liên tục tăng kể từ sau Tết ảnh: U.P

Bất ổn thị trường thịt heo

TP - Chỉ trong tháng 3, giá thịt heo (lợn) bình ổn ở TPHCM hai lần được điều chỉnh tăng. Trong khi đó, tại "thủ phủ" chăn nuôi heo Đồng Nai, nhiều trang trại phải dừng hoạt động do chưa đáp ứng được quy định về bảo vệ môi trường khiến tỷ lệ đàn heo giảm, góp phần đẩy giá thịt tăng thêm.