Nắng 'vỡ đầu' ở công viên bến Bạch Đằng

TPO - Hiện tại, công viên bến Bạch Đằng (Quận 1, TPHCM) đang trở thành điểm đến thu hút du khách và người dân. Tuy nhiên, điểm đến này chỉ được người dân và du khách lựa chọn vào buổi chiều tối và sáng sớm bởi vì quá ít cây xanh. Giữa trưa, khi nhiệt độ lên cao, bến Bạch Đằng thưa vắng người.
Nắng 'vỡ đầu' ở công viên bến Bạch Đằng ảnh 1

Công viên bến Bạch Đằng trưa nắng không một bóng du khách.

Nắng 'vỡ đầu' ở công viên bến Bạch Đằng ảnh 2

Nhóm bạn hiếm hoi xuất hiện tại công viên bến Bạch Đằng giữa trưa nhưng phải trùm kín đầu vì nắng

Nắng 'vỡ đầu' ở công viên bến Bạch Đằng ảnh 3

Hiện tại, công viên bến Bạch Đằng có quá ít bóng râm khi tiết trời khu vực Nam bộ diễn biến phức tạp.

Nắng 'vỡ đầu' ở công viên bến Bạch Đằng ảnh 4

TPHCM có thời điểm 8h sáng 32 độ, giữa trưa gần 40 độ và chiều tối thì có mưa nên những khu vực như bến Bạch Đằng, phố đi bộ Nguyễn Huệ rất cần phủ thêm cây xanh có tán rộng để lọc không khí và che mát cho người dân và du khách.

Nắng 'vỡ đầu' ở công viên bến Bạch Đằng ảnh 5

Một bạn trẻ đi quay phim bằng điện thoại phải chạy thật nhanh vào bóng mát để tránh cái nắng gay gắt.

Nắng 'vỡ đầu' ở công viên bến Bạch Đằng ảnh 6

Nhóm ít bạn trẻ này di chuyển trong trang phục chống nóng.

Nắng 'vỡ đầu' ở công viên bến Bạch Đằng ảnh 7

Một cái cây rợp lá hiếm hoi trên bến Bạch Đằng.

Nắng 'vỡ đầu' ở công viên bến Bạch Đằng ảnh 8

Một công nhân chăm sóc cây xanh đang núp nắng ngay phía sau khu giải khát của bến tàu buýt.

Nắng 'vỡ đầu' ở công viên bến Bạch Đằng ảnh 9

Du khách Hàn Quốc đang núp nắng tại nhà chờ bến xe buýt.

Nắng 'vỡ đầu' ở công viên bến Bạch Đằng ảnh 10

Anh bảo vệ này phải tìm bóng cây để trực gác dưới cái nóng oi bức giữa trưa.

Nắng 'vỡ đầu' ở công viên bến Bạch Đằng ảnh 11

"Tôi nghĩ nếu bến Bạch Đằng có nhiều tán cây hơn thì nhiều người sẽ chọn ra nơi đây để tránh nóng", người đàn ông này chia sẻ.

Nắng 'vỡ đầu' ở công viên bến Bạch Đằng ảnh 12

Tầm giữa trưa, công viên bến Bạch Đằng không một bóng người.

Nắng 'vỡ đầu' ở công viên bến Bạch Đằng ảnh 13

Với những người không chịu được không gian máy lạnh thì những nơi có bóng cây sẽ là lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên, với nền nhiệt oi bức như hiện tại thì số lượng cây xanh ít ỏi tại bến Bạch Đằng chưa đủ để người dân lựa chọn.

Nắng 'vỡ đầu' ở công viên bến Bạch Đằng ảnh 14

Tuy nhiên, với một số du khách châu Âu hay các nước hàn đới thì thời tiết này là... lý tưởng.

Nắng 'vỡ đầu' ở công viên bến Bạch Đằng ảnh 15

Nhiều người dân đến đây đã hết lời khen vì sự hiện đại, thoáng đãng với tầm nhìn bên phố bên sông. Nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng nếu có thêm một số cây xanh nữa thì công viên càng hoàn hảo hơn. Khuôn viên bến Bạch Đằng rộng nhưng thiếu bóng mát nên chỉ thu hút người dân ghé thăm vào sáng sớm và chiều tối.

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi vừa giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc (QH-KT) phối hợp UBND Quận 1 nghiên cứu nhiều giải pháp tạo bóng mát vào ban ngày để phục vụ người dân và du khách tại đường đi bộ Nguyễn Huệ và công viên bến Bạch Đằng (quận 1), trong đó có giải pháp thiết kế loại hình mái che căng bạt nghệ thuật kết hợp chiếu sáng mỹ thuật vào ban đêm.

- Về phương án mái che, PGS.TS Nguyễn Văn Trình - nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, chuyên gia cao cấp Viện Nghiên cứu vùng và đô thị cho rằng việc làm mái che nên được thực hiện. Tuy nhiên, mái che phải gắn với kiến trúc và phải được làm một cách chắc chắn, không thể làm tạm bợ.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Trình, việc thực hiện kết cấu mái che chắc chắn và kiến trúc đẹp đòi hỏi chi phí thực hiện sẽ cao hơn. Muốn công trình đảm bảo chất lượng, kiến trúc tương xứng, tương đồng với cảnh quan ở khu vực thì đơn vị thiết kế nên nghiên cứu nhiều nơi ở trên thế giới, chẳng hạn như ở Nhật Bản, Singapore,… các quốc gia cũng đã làm mái che từ lâu.

- TS. Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn - chuyên gia lĩnh vực quy hoạch đô thị cho rằng, phải phân biệt giữa dạng mái che tạm và mái che kiên cố, bền vững gắn với công trình.

“Ở các nước như Singapore, Pháp và Mỹ cũng đã làm mái che. Tuy nhiên, tại khu vực trung tâm thành phố, không có ai làm mái che tạm. Người ta chỉ làm mái che tạm để phục vụ một số sự kiện ngắn ngày, khi kết thúc sự kiện, họ sẽ tháo dỡ. Theo tôi với dạng mái che tạm bợ, tách rời với công trình thì không nên lắp cho khu vực Nguyễn Huệ, Lê Lợi hay công viên Bến Bạch Đằng”- Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn nêu quan điểm.

Ngoài ra, cũng theo ông Nam Sơn, đối với dạng mái che kiên cố, gắn với công trình thì nên được khuyến khích thực hiện. Trước đây tại Thương xá Tax cũng đã thực hiện dạng mái che này.

“Bến Bạch Đằng, đường Lê Lợi, phố đi bộ Nguyễn Huệ nên có nhiều cây xanh. Trong đó, với không gian trung tâm thì cây xanh là chính, còn mái che thì chỗ nào làm được thì làm nhưng mà thật sự ra mái che chỉ là phụ mà thôi. Bởi lẽ, cây xanh vừa tạo bóng mát cho người ở dưới và điều quan trọng hơn là giúp cải thiện khí hậu cho khu vực, làm cho khu vực trở nên mát mẻ hơn là “bê tông hóa”. Cốt lõi vấn đề vẫn là cây xanh, nói chung chúng ta rất cần tăng diện tích xanh của khu vực trung tâm TPHCM”, ông Ngô Viết Nam Sơn phân tích.
Tin liên quan