1. Nam giới dân tộc nào ở Việt Nam có tục đi tu?
-
icon
Dân tộc Khmer
-
icon
Dân tộc Ê Đê
-
icon
Dân tộc Chăm
Đáp án A. Theo tài liệu về văn hóa các dân tộc của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, những người con trai Khmer từ tuổi 12 trở lên sẽ được gia đình cho vào chùa tu để được học giáo lý nhà Phật, học chữ, học nghề, báo hiếu cha mẹ...và rèn luyện thành người có tri thức, đạo đức để xứng danh với gia đình và xã hội. Đi tu được coi như một nghĩa vụ xã hội của nam giới Khmer. Nếu chàng trai nào không qua giai đoạn tu trong chùa sẽ bị xã hội và gia đình cho là bất hiếu, lớn lên khó lấy vợ. Bởi vì người con gái Khmer đến tuổi lấy chồng thường chọn những chàng trai đã qua tu luyện trong chùa, hoàn tục. Họ quan niệm, những người này đã hoàn thành nghĩa vụ và học được cách làm người, biết chữ nghĩa, được xã hội trọng vọng.Theo cuốn Người Khmer ở Nam Bộ, Việt Nam (nhà xuất bản Thông tấn, năm 2011) người con trai Khmer sau lễ thọ thập giới sẽ mặc áo cà sa và trở thành người tu hành bậc Sadi. Từ đây, cha mẹ phải lạy khi gặp mặt, khi về nhà chơi cha mẹ phải dâng cơm vì Sadi là đại diện của Phật chứ không là con trai họ nữa. Tu đến năm 20 tuổi, các Sadi sẽ được làm lễ để tu tiếp lên hoặc xin hoàn tục trở về đời thường lấy vợ, làm ăn nếu thấy mình đã hết phước tu. Thời gian tu học cũng được coi là điều kiện để một chàng trai lọt vào mắt xanh của những cô gái đến tuổi kén chồng, một dấu hiệu trưởng thành để bước vào hôn nhân. Những thanh niên xuất gia tu học, am hiểu thuần thục đạo lý, thông thạo chữ nghĩa, nhất là tiếng Phạn được xã hội Khmer trọng vọng và được liệt vào hàng ngũ trí thức.
2. Người Khmer sinh sống ở vùng Nam Bộ của Việt Nam từ khi nào?
-
icon
Thế kỷ 12
-
icon
Thế kỷ thứ 10 trước công nguyên
-
icon
Thế kỷ 12 trước công nguyên
Đáp án C. Người Khmer là tộc người thiểu số trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Theo số liệu thống kê năm 2009, dân số của tộc người này hơn 1,2 triệu, phân bố ở nhiều tỉnh thành thuộc Nam Bộ nhưng tập trung tại đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh có nhiều người Khmer cư trú là: Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Tây Ninh, TP HCM. Theo cuốn Người Khmer ở Nam Bộ, Việt Nam (nhà xuất bản Thông tấn, năm 2011), tổ tiên của người Khmer Nam Bộ là lớp cư dân cổ ở Đông Nam Á cư ngụ tại vùng hạ Lào, đông bắc Campuchia ngày nay. Tộc người này từ thế kỷ 5-6 đã tạo dựng được một quốc gia với tên gọi Bhavapura, thư tịch cổ Trung Quốc gọi là Chân Lạp. Sau sự tàn lụi của nền văn hóa Óc Eo và quá trình biển tiến (cuối thế kỷ 7), vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và Nam Bộ nói chung trở nên hoang vu. Tình trạng đó kéo dài nhiều thế kỷ. Đến thế kỷ 12 khi biển rút dần làm nổi lên những giồng đất cao màu mỡ ở vùng Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp Mười..., thu hút cư dân Khmer trốn chạy sự bóc lột hà khắc của triều đại Ăngko đến đây cư trú. Cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16, người Khmer đã có mặt đông đúc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Họ lập thành 3 vùng dân cư tập trung lớn là: vùng Sóc Trăng - Bạc Liêu, An Giang - Kiên Giang và vùng Trà Vinh. Người Khmer ở Nam Bộ Việt Nam và người Khmer ở Campuchia do đó có chung nguồn gốc lịch sử tộc người, chung tiếng nói, gần gũi về những đặc trưng văn hóa.
3. Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Khmer Nam Bộ có gì đặc biệt?
-
icon
Không thờ tổ tiên tại gia
-
icon
Bàn thờ có tượng của người đã chết
-
icon
Bàn thờ có tro của người đã chết
Đáp án C. Phần lớn người Khmer Nam Bộ là tín đồ của Phật giáo Nam Tông. Họ quan niệm trần sao âm vậy, chết chưa phải là hết mà chết là sống ở một thế giới khác. Người Khmer do đó thờ cúng tổ tiên ông bà rất chu đáo. Cư dân Khmer cho rằng người chết không thể trực tiếp thụ hưởng những gì người sống cúng tế, mà phải hồi hướng qua sư sãi. Vì vậy, họ không lập bàn thờ tổ tiên tại gia đình mà chỉ thờ Phật ở nơi trang trọng nhất trong nhà. Tro cốt những người đã khuất đều được gửi vào chùa, việc thờ cúng là đem đồ cúng vào chùa dâng lên đức Phật và các vị sư sãi. Hàng tháng vào các ngày mùng 8, 15, 23, 30 âm lịch, mỗi gia đình Khmer đều tới chùa dâng cơm, bánh trái, vật dụng cho sư sãi để gián tiếp gửi đến những người thân ở thế giới bên kia. Họ cũng có những nghi lễ tưởng nhớ, cầu siêu, cầu phước cho người đã khuất như: lễ dâng phước lành cho người quá cố diễn ra vào 7 ngày sau khi chết; lễ giỗ để tưởng nhớ cầu siêu, tạo phước cho người quá cố, được tổ chức sau ngày chết 100 ngày hay tròn một năm; lễ cầu siêu...
4. Lễ cưới của người Khmer không thể thiếu cái gì?
-
icon
Hoa cau
-
icon
Bông lúa
-
icon
Hoa trám
Đáp án B. Theo tài liệu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, mùa cưới truyền thống của người Khmer Nam Bộ vào khoảng tháng 1-3 âm lịch, khi mùa màng đã thu hoạch xong. Những tập tục trong lễ cưới mang tính đặc thù của dân tộc mặc dầu ngày nay đã được đơn giản hóa và mỗi địa phương có cách thể hiện khác nhau, nhưng cái hồn của chúng vẫn được gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Trong ngày cưới, cô dâu người Khmer đa phần vẫn mặc trang phục truyền thống là chiếc xăm pốt hôl (váy hình ống) màu tím sẫm hay màu hồng cánh sen, áo dài tầm pông màu đỏ thắm. Cô dâu quàng khăn ngang người và đội mũ pkál plac - loại mũ hình tháp nhọn nhiều tầng, bằng kim loại hoặc bằng giấy bồi, được trang trí bằng cánh con kim quýt màu xanh biếc. Chú rể người Khmer mặc xà rông và áo ngắn bỏ ngoài màu đỏ, quàng khăn truyền thống lên vai trái và đeo dao kampach với ý nghĩa bảo vệ cô dâu. Cuốn Người Khmer ở Nam Bộ, Việt Nam viết, lễ cưới của người Khmer kéo dài trong 3 ngày với lễ chính là ngày thứ hai. Lúc này, nhà trai phải đem mâm cơm cúng và đưa chú rể sang nhà gái. Khi nhà trai đến, nhà gái đã rào cổng, nhà trai phải đặt hai mâm cơm cúng trước cổng và thực hiện nghi lễ múa mở cổng rào để được nhà gái cho vào làm lễ trình báo các lễ vật mang sang làm cưới. "Hoa cau là lễ vật không thể thiếu trong đám cưới của người Khmer. Hoa cau tượng trưng cho sự trong trắng của người con gái, vừa biểu thị lòng biết ơn đối với cha mẹ, anh chị. Mẹ cô dâu là người được mở bông cau trong lễ mở buồng cau", sách viết. Sau các nghi thức, người Khmer sẽ làm lễ cột chỉ tay cho cô dâu, chú rể để cầu phúc cho đôi vợ chồng trẻ.
5. Tết truyền thống đón năm mới của người Khmer có gì đặc biệt?
-
icon
Ở chùa suốt dịp Tết
-
icon
Không ra khỏi nhà suốt dịp Tết
-
icon
Hành hương suốt 1 tháng Tết
Đáp án B. Người Khmer có ba lễ hội lớn và đặc trưng nhất là: Lễ (Tết) vào năm mới Chol Chhnam Thmey; lễ cúng ông bà Donta có ý nghĩa giống lễ Vu lan của người Việt; lễ cúng trăng Ok om bok để tạ ơn thần Mặt trăng đã giúp mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt... Theo tài liệu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tết Chol Chhnam Thmey của người Khmer mang ý nghĩa là đón mừng năm mới, hy vọng năm mới đến sẽ đem lại những điều may mắn, tương tự Tết Nguyên đán của người Việt. Tết ngoài ra còn có ý nghĩa chấm dứt thời kỳ nắng hạn, bước sang thời kỳ có nước trời dồi dào để chuẩn bị cho vụ mùa tới. Tết Chol Chhnam Thmey được tổ chức vào tháng 3 âm lịch, thường kéo dài 3-4 ngày để con cháu khắp nơi tụ họp. Trong những ngày này, mỗi gia đình Khmer chuẩn bị bánh trái, hoa quả vào chùa cúng Phật và dâng chư tăng. Theo cuốn Người Khmer ở Nam Bộ, Việt Nam (nhà xuất bản Thông tấn, năm 2011), mọi nghi lễ trong Tết Chol Chhnam Thmey đều diễn ra ở khuôn viên chùa, vì vậy các gia đình thường ở chùa dịp Tết để làm công quả, vừa để dự lễ, vui chơi, ăn uống. Một số nghi lễ thường được tổ chức như: tắm tượng Phật, tắm cho sư sãi cao niên; dâng cơm cho sư sãi ở chùa vào sáng sớm và trưa; đắp núi cát cầu mưa cầu phúc.. Sau 3 ngày Tết ở chùa, người Khmer sẽ trở về nhà lạy tạ ông bà, cha mẹ rồi tắm cho ông bà, cha mẹ để bày tỏ lòng hiếu thảo.
6. Trong lễ hội Ok Om Bok không thể thiếu điều gì?
-
icon
Đua ghe ngo
-
icon
Đua Ngựa
-
icon
Đua bò
Đáp án C. Lễ hội Ok Om Bok còn gọi là lễ cúng trăng diễn ra vào giữa tháng 10 âm lịch. Đua ghe ngo là môn thể thao dân gian truyền thống không thể thiếu trong lễ hội Ook Om Bok. Đối với người Khmer, Lễ hạ thủy ghe ngo là một điều đặc biệt. Mỗi năm, chiếc ghe ngo chỉ được hạ thủy một lần để tham gia lễ hội đua ghe Ok Om Bok, sau đó được đưa lên bờ và bảo quản như cũ. Nó đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc, vừa mang tính truyền thống vừa mang yếu tố tâm linh. Ghe ngo là một dạng thuyền độc mộc, có chiều dài từ 25 – 30 mét, chiều ngang từ 1 – 1,4 mét, có đóng nhiều thanh ngang vừa cho hai tay bơi ngồi theo cặp suốt chiều dài ghe. Mỗi ghe đua thường có 46 đến 60 người chèo, riêng người điều khiển nhịp chèo ngồi ở trước mũi. Ngoài ra còn có người đứng giữa thổi còi phụ họa theo nhịp người điều khiển. Mái chèo được làm bằng gỗ nhẹ, dẻo, không thấm nước, bản rộng, mỏng và tròn dần về cán. Mỗi chiếc ghe ngo có những biểu tượng khác nhau, thường là con cọp, rồng, sư tử, cá...
7. Lễ hội đua bò nổi tiếng của đồng bào dân tộc Khmer diễn ra ở đâu?
-
icon
An Giang
-
icon
Trà Vinh
-
icon
Sóc Trăng
Đáp án A. Lễ hội đua bò Bảy Núi là một lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer, Nam bộ. Mang đậm nét bản sắc văn hóa dân gian, trong đó có lễ hội đua bò kéo bừa truyền thống là nét sinh hoạt văn hóa, môn thể thao độc đáo ở vùng Bảy Núi, An Giang. Giống bò đua trong lễ hội là giống Bò Bảy Núi. Lễ hội đua bò được tổ chức cùng lễ hội Đôn ta (lễ cúng ông bà) từ 29-8 đến mùng 1-9 âm lịch (nếu tháng thiếu thì từ 29-8 đến mùng 2-9 âm lịch). Để chuẩn bị cho cuộc đua bò, người Khơmer chọn một khoảnh ruộng bằng phẳng, chiều dài chừng 200 m, ngang 100 m có nước xăm xắp, được "trục" xới nhiều lần cho có độ trơn của bùn, bốn bên có bờ bao và điểm đích có đoạn đường trống để làm độ dừng an toàn cho bò. Đoạn đường đua chính chỉ cần 120m theo khoảnh ruộng cặp sát bờ bao. Nơi xuất phát được cắm 2 cây cờ màu xanh, đỏ mỗi cây cách nhau 5m, và tại điểm đích cũng vậy. Đôi bò nào đứng ở vị trí cây cờ màu gì thì điểm đích cũng theo màu của cây cờ đó.
8. Những ngôi chùa nào của người Khmer độc lạ - nổi tiếng ở miền Tây?
-
icon
Cả 5 ngôi chùa trên
-
icon
Chùa Pisesaram, Chùa Xiêm Cán
-
icon
Chùa Chén Kiểu, Chùa Âng, Chùa Tà Pạ
Đáp án C. Ở miền Tây có 5 ngôi chùa nổi tiếng của người Khmer gồm: Ngôi chùa cổ Pisesaram với kiến trúc độc đáo, được biết chùa có tuổi đời hơn 500 năm, được xem là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất Trà Vinh; Chùa Xiêm Cán công trình kiến trúc tuyệt đẹp, điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Bạc Liêu; Chùa Chén Kiểu hay còn gọi là chùa Sà Lôn, đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Sóc Trăng; Chùa Âng - Angkorajaborey được xây dựng cách đây hơn 1000 năm. Ngôi chùa có kiến trúc hết sức độc đáo là nơi tu hành của các vị sư và là điểm sinh hoạt văn hóa của đồng bào khmer Nam bộ. Chùa nằm ở tỉnh Trà Vinh; Chùa Tà Pạ nằm trên đồi Tà Pạ (hay núi Tà Pạ), thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ngôi chùa nằm gần hồ Tà Pạ - nơi được mệnh danh là tuyệt tình cốc của An Giang, với màu nước xanh như ngọc đẹp trứ danh.
9. Hiện nay, ngôi chùa Khmer nào lớn được coi là lớn nhất Việt Nam?
-
icon
Chùa Vàm Ray
-
icon
Chùa Âng
-
icon
Chùa Chén Kiểu
Đáp án B. Chùa Vàm Ray là ngôi chùa Khmer lớn nhất Việt Nam tới thời điểm hiện nay, tọa lạc tại ấp Vàm Ray, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú. Dù mới được khánh thành năm 2010 nhưng chùa Vàm Ray đã góp phần tạo nên diện mạo đầy mới mẻ và hấp dẫn cho du lịch văn hóa Trà Vinh và hệ thống chùa Khmer Nam Bộ. Không chỉ là ngôi chùa Phật giáo lớn nhất Việt Nam, chùa Vàm Ray còn thu hút nhiều du khách tới tham quan bởi bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn sơn vàng lớn nhất Việt Nam với chiều dài lên tới 54m.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm