Ở Việt Nam hay nhiều nước trên thế giới, khái niệm nông nghiệp sạch, rau sạch, thực phẩm sạch, sữa sạch… đã trở nên rất phổ biến, là xu hướng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Với dược liệu, sự tồn tại của dược liệu bẩn (có chất bảo quản hay dư lượng các chất cấm) và dược liệu rác (không có hoạt chất) đã được truyền thông và các nhà quản lý lên tiếng lâu nay. Sự quan tâm đến Dược liệu chuẩn hóa đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết bởi nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe và hiệu quả điều trị của sản phẩm.
Vùng trồng Quất của Công ty Nam Dược đạt tiêu chuẩn GACP – WHO tại Nam Định |
Bắt đầu từ các thử nghiệm khó khăn
Theo Gs.Ts Phạm Thanh Kỳ, nguyên hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà Nội, Việt Nam có hơn 5.000 loài cây thuốc nhưng vẫn phải nhập nhiều dược liệu, chiếm đến 80% nhu cầu dược liệu cả nước. Làm sao để chủ động được vùng trồng dược liệu khi Việt Nam là nước nông nghiệp, là câu hỏi mà Nam Dược luôn trăn trở.
Năm 2014 Nam Dược bắt đầu quyết định thử nghiệm trồng Cây Cát cánh, 1 cây ôn đới phát triển tốt ở điều kiện khí hậu mát mẻ, địa điểm được chọn là Đồng Văn ( Hà Giang) và Sapa, Bắc Hà (Lào Cai) với 1 bao hạt giống ban đầu lấy từ Viện Dược Liệu.
Quá trình thử nghiệm kéo dài 2 năm mới định hình được vùng trồng phù hợp với thổ nhưỡng và sinh trưởng của cây Cát cánh. Với rất nhiều thất bại ban đầu cũng như công sức bỏ ra để nghiên cứu, “vùng trồng Bắc Hà, tại xã Tả Van chư với độ cao 1600m cho thấy cây sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, đặc biệt là hàm lượng hoạt chất vượt yêu cầu quy định so với các vùng khác” - ông Trần Nhật Lệnh, cán bộ phòng Cung ứng công ty Nam Dược chia sẻ.
Từ năm 2006 Nam Dược bắt đầu cùng triển khai nhân rộng mô hình trồng Cát cánh quy mô lớn trên cánh đồng theo tiêu chuẩn Quốc tế GACP-WHO, là tiêu chuẩn rất khắt khe của Tổ chức Y tế thế giới đảm bảo 3 không, 3 có:
3 không gồm: Không dư lượng thuốc trừ sâu, không thuốc kích thích tăng trưởng, không hóa chất bảo quản.
3 có gồm: Có nguồn giống tốt, Có quy trình chuẩn, có hoạt chất cao, ổn định.
Để duy trì vùng trồng chuẩn hóa theo GACP- WHO, ngoài chọn vùng đất hợp thổ nhưỡng, đất ở đó lại phải sạch, khí hậu trong lành để không có ô nhiễm kim loại nặng, đầu tư đường bê tông, hệ thống tưới tiêu, khu vực chế biến dược liệu, khu phơi sấy. “Đầu tư rất tốn kém lại nhiều rủi ro, vì thế rất ít công ty Dược mặn mà với trồng dược liệu” đại diện công ty Nam Dược chia sẻ thêm.
Ông Hoàng Minh Châu – Tổng Giám đốc Công ty Nam Dược |
Quả ngọt với mô hình liên kết 4 nhà
Để sản xuất siro ho cảm Ích Nhi, mỗi năm Nam Dược cần khoảng 100 tấn Cát cánh, 150 tấn Quất, 50 tấn Mạch môn, đến nay Nam Dược đã chủ động được 100% dược liệu trồng từ các vùng trồng trong nước với chất lượng tốt hơn nguyên liệu nhập khẩu.
Chị Nguyễn Thị Huê, Giám đốc Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp Bắc Hà cho biết, nhờ công ty Nam Dược hợp tác và bao tiêu đầu ra, huyện chúng tôi đã phối hợp triển khai được gần 100 hecta Cát cánh, tạo được việc làm cho bà con người Mông, người Tày ở đây, họ không còn phải đi làm ăn xa và đã mua được xe máy, xây được nhà và lo được cho con cái ăn học.
Ông Nguyễn Văn Hoa, hộ nông dân tại Vụ Bản, Nam Định, việc trồng quất dược liệu không giống như trồng quất cảnh, đòi hỏi phải sạch, không dùng thuốc trừ sâu, thuốc kích quả. Do có nhà máy Nam Dược thu hái quất quanh năm nên các hộ gia đình tham gia đều có thu nhập khá giả, đời sống ấm no.
“Để triển khai thành công trồng dược liệu chuẩn hóa GACP – WHO, việc liên kết mô hình 4 nhà: Nhà nông, Nhà quản lý, Nhà khoa học, Nhà doanh nghiệp rất quan trọng, trong đó phải lấy Doanh nghiệp làm trung tâm, họ là người nắm bắt nhu cầu thị trường và ký hợp đồng bao tiêu đầu ra, nếu không có đầu ra với giá cả ổn định, người trồng sẽ rất rủi ro” Ông Hoàng Minh Châu – Tổng Giám đốc Công ty Nam Dược khẳng định.
Vùng trồng Dây thìa canh của Công ty Nam Dược đạt tiêu chuẩn GACP – WHO tại Nam Định |
Chất lượng quyết định thương hiệu
Với 5 vùng trồng đạt tiêu chuẩn GACP – WHO gồm Dây thìa canh, Cát cánh, Quất, Đậu nành và Phòng phong, Nam Dược cùng với Traphaco là 2 công ty có vùng trồng đạt chuẩn Quốc tế lớn tại Việt Nam. Trong bối cảnh đại dịch diễn ra trong 3 năm vừa qua càng thấy rõ giá trị của việc chủ động vùng trồng dược liệu. Khi nguồn cung dược liệu đứt gãy giá dược liệu tăng cao, việc chủ động được vùng trồng không những chủ động được sản lượng mà còn giúp cho doanh nghiệp nâng cao được chất lượng sản phẩm.
Dược liệu không như cây thực phẩm, cần giá trị dinh dưỡng, cây dược liệu cần đảm bảo hoạt chất để có hiệu quả điều trị bệnh. “Từ khi dùng dược liệu sạch GACP – WHO như Cát cánh, Quất, Mạch môn, Húng chanh, sản phẩm Ích Nhi ho cảm của Nam Dược có chất lượng vượt trội, và có thị phần tăng trưởng ngày càng bền vững” Ông Hoàng Minh Châu chia sẻ thêm.
Cùng với 2 Giải Vàng chất lượng Quốc gia 2014-2016 và Giải thưởng Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương 2017, năm 2022 Nam Dược vinh dự được trao giải thưởng Thương hiệu Quốc Gia cho 2 nhãn hàng Siro ho cảm Ích Nhi và Sủi thảo dược Livecool, tạo thêm khát vọng và truyền lửa cho người Nam Dược, tiếp tục hoạch định chiến lược xuất khẩu để chinh phục thị trường Quốc tế bằng thế mạnh dược liệu Việt Nam.