Mỹ sắp chế tạo tàu ngầm 'siêu tàng hình'

Mỹ sắp chế tạo tàu ngầm 'siêu tàng hình'
TPO – Hải quân Mỹ đang khởi động chương trình chế tạo tàu chiến siêu tốc, siêu thanh và siêu tàng hình DDG-1000 lớp Zumwalt, được ví là “viên đạn bí ẩn” có tổng giá trị lên tới 7 tỷ USD.
Mô hình tàu tàng hình DDG-1000 lớp Zumwalt của hải quân Mỹ. Ảnh: Defense Industry Daily
Mô hình tàu tàng hình DDG-1000 lớp Zumwalt của hải quân Mỹ. Ảnh: Defense Industry Daily.

Báo Quốc phòng Mỹ Defense Industry Daily đã chỉ ra những tính năng vượt trội của chiếc tàu tàng hình DDG-1000 này. Nhiệm vụ chính của nó chính hỗ trợ tấn công và bắn phá tàu địch mà không bị bất cứ thiết bị quân sư hiện nào phát hiện được.

DDG-1000 tàng hình được trang bị thêm thiết bị radar tầng thấp, hồng ngoại và radar bắt sóng âm thanh nên có thể liên hệ với các tàu chiến đấu ven biển (Littoral Combat ship).

Tàu nặng tới 14.500 tấn và khả năng tấn công của nó được so sánh là siêu phàm như trong phim khoa học viễn tưởng.

Để chế tạo được một chiếc tàu tàng hình DDG-1000, hải quân Mỹ phải chi ra khoảng 3,1 tỷ USD để xây dựng khung, mô hình và chi phi cho các thiết bị ban đầu.

Giai đoạn hoàn thiện và thử nghiệm sẽ tốn bằng số tiền trước đó. Như vậy, một chiếc tàu DDG-1000 ra đời sẽ có tổng giá trị là khoảng hơn 7 tỷ USD.

Thân tàu DDG-1000 được bọc lớp Zumwalt với khả năng xuyên sóng không để lại dấu hiệu đi qua nên các thiết bị của quân địch không thể phát hiện được.

"Viên đạn bí ẩn" của hải quân Mỹ

Hiện nay, quân đội Mỹ đưa máy bay tàng hình F-22 Raptor vào hoạt động, tuy nhiên vẫn còn một số trục trặc trong quá trình hoạt động. Thêm vào đó, khoản chi phí để sản xuất chiến đấu cơ này khá cao là khoảng 77,4 tỷ USD, đủ để cho ra đời bảy chiếc tàu tàng hình.

Để tăng cường hoạt động quân sự trên biển, hải quân Mỹ lại thực hiện chiến lược tàng hình bằng cách thiết kế và sử dụng phương tiện tàu chiến tàng hình DDG-1000.

Hàng tỷ đồng bỏ ra cho để sản xuất chiếc DDG-1000. Ảnh: AP
Hàng tỷ đồng bỏ ra cho để sản xuất chiếc DDG-1000. Ảnh: AP.

Mặc dù hải quân Mỹ có đủ khả năng để mua nhiều chiếc DDG-1000 nhưng lực lượng này phải cân đối về sự có mặt của rất nhiều tàu chiến khác trên biển, khoảng 300 tàu, thực hiện nhiều nhiệm vụ khác trên biển.

Theo kế hoạch ban đầu, hải quân Mỹ sẽ chế tạo 32 chiếc, sau đó hạ xuống 24 chiếc, rồi hạ xuống 7 chiếc. Cuối cùng, kế hoạch chế tạo DDG-1000 dừng lại ở 3 chiếc.

Bộ Quốc phòng Mỹ lo ngại rằng Trung Quốc đang hiện đại hóa hải quân của họ với mục tiêu ngắn hạn và tạm ngừng can thiệp vào Mỹ

Trong một báo cáo năm 2008, phó đô đốc Mỹ Barry McCullough tiết lộ rằng tàu DDG-1000 không thể có khả năng tàng hình cũng như không thể bắn phá, tấn công kẻ thù trên biển. Thông tin này sau đó đã bị xem là “tin vịt”.

Vào thời điểm đó, hãng tin Defense News đã đính chính lại thông tin rằng con tàu DDG-1000 sắp ra đời có thể mang các thiết bị hiện đại và tên lửa. Tuy nhiên, hệ thống chiến đấu của DDG- 1000 khó có thể nhắm đúng mục tiêu.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á lần thứ 11 tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta ngày 2-6 đã công bố chiến lược quân sự tại khu vực châu Á Tháo Bình Dương. Theo đó, Mỹ sẽ triển khai khoảng 60% hạm đội tàu chiến vào khu vực này mục tiêu tới năm 2010, tương đương khoảng 150 tàu chiến của Mỹ sẽ thường xuyên hiện diện tại đây.

Tuy nhiên, phó đô đốc Zhang Zhaozhong thuộc đại học Quốc phòng Trung Quốc cho rằng, việc Mỹ đầu tư khoản tiền lớn vào việc chế tạo tàu tàng hình DDG-1000 là không cần thiết.

Ông cũng tuyên bố rằng, tàu DDG-1000 được thiết kế “đầy ấn tượng” của Mỹ chỉ có thể làm mấy đánh cá chứa đầy chất nổ lo sợ mà thôi.

Theo kế hoạch, chiếc tàu DDG-1000 đầu tiên sẽ được chuyển giao vào năm 2014. Hiện nay, mô hình tàu tàng hình này đang xuất hiện ở Lầu Năm Góc và được ví là "viên đạn bí ẩn" của hải quân Mỹ.

Theo Dailymail, Trung Quốc hiện đang xây dựng tàu sân bay, các loại tên lửa cũng như tàu ngầm. So với Trung Quốc, Mỹ có lợi thế trên biển nhiều hơn nhưng việc Trung Quốc tăng cường lực lượng hải quân có thể đang gây khó khăn cho Mỹ.

Nguyễn Thủy
Theo RT, Defense Industry Daily, Canberra Times

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
TPO - "Tôi chưa thống kê cụ thể, nhưng với phương án sắp xếp của Chính phủ, Quốc hội, nhìn sơ sơ đụng chạm tới khoảng 20 bộ trưởng và tương đương, cùng khoảng 80 - 100 thứ trưởng và tương đương ở cả khối Đảng, Mặt trận, Nhà nước...", TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ nói.