Mỹ giải mật vụ phát nổ giữa các vì sao

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Một thiên thạch nhỏ có chiều ngang chỉ 0,45 m, đâm sầm vào bầu khí quyển của Trái đất vào ngày 8/1 năm 2014, sau khi đi xuyên không gian với vận tốc hơn 210.000 km / h, một tốc độ vượt xa vận tốc trung bình của các thiên thạch quay quanh hệ mặt trời, theo một nghiên cứu năm 2019 của Trung tâm nghiên cứu không gian của Mỹ (USSC).
Mỹ giải mật vụ phát nổ giữa các vì sao ảnh 1

Mỹ cũng đã làm phim về vụ nổ giữa các vì sao năm 2014 với tiêu đề " Interstella"

Nghiên cứu năm 2019 lập luận rằng, tốc độ của sao băng nhỏ, cùng với quỹ đạo của nó, đã chứng minh một cách chắc chắn 99% rằng vật thể này có nguồn gốc xa hơn hệ Mặt trời của chúng ta - có thể "từ bên trong sâu thẳm của một hệ hành tinh hoặc một ngôi sao trong lớp dày đĩa của Dải Ngân Hà.

Giờ đây, các nhà khoa học của Trung tâm nghiên cứu không gian của Mỹ (USSC) đã chính thức xác nhận phát hiện này của nhóm. Trong một bản ghi nhớ ngày 1/ 3 và được chia sẻ trên Twitter vào ngày 6/4 vừa qua, Trung tướng John E. Shaw, Phó tư lệnh USSC, viết rằng phân tích năm 2019 về quả cầu lửa là "đủ chính xác để xác nhận quỹ đạo giữa các vì sao."

Theo bản ghi nhớ của USSC, việc phát hiện ra vật thể này có trước khi phát hiện ra 'Oumuamua - một vật thể khét tiếng, có hình điếu xì gà, cũng đang di chuyển quá nhanh so với nguồn gốc từ hệ Mặt trời của chúng ta - khoảng 3 năm. (Không giống như sao băng năm 2014, 'Oumuamua được phát hiện ở rất xa Trái đất và đang tăng tốc ra khỏi hệ Mặt trời .)

thiên thạch này bốc cháy trên Nam Thái Bình Dương, có thể các mảnh vỡ của nó đã hạ cánh xuống nước và từ đó rơi xuống dưới đáy biển.

Mặc dù việc xác định vị trí của những mảnh vụn giữa các vì sao này có thể là một nhiệm vụ khó khả thi, nhưng các chuyên gia cho rằng, có thể tổ chức một cuộc thám hiểm để phục hồi chúng.

Theo Live Science
MỚI - NÓNG