Hải quân Mỹ cho biết họ không yêu cầu Ấn Độ chấp thuận một cuộc tuần tra "tự do hàng hải" gần quần đảo Lakshadweep vì "chủ quyền của New Delhi đối với quần đảo này trái với luật pháp quốc tế".
Một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke, USS John Paul Jones, “đã khẳng định quyền tự do hàng hải tại vùng biển cách quần đảo Lakshadweep khoảng 130 hải lý (240 km) về phía tây, bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Ấn Độ [EEZ]", Hạm đội 7 Hải quân Mỹ tuyên bố ngày 7/4.
Nhiệm vụ của hải quân Mỹ ở Biển Ả Rập là “duy trì các quyền tự do và sử dụng hợp pháp vùng biển được công nhận trong luật pháp quốc tế", tuyên bố cho biết thêm.
Chính phủ Ấn Độ hiện chưa có phản ứng chính thức nào đối với cuộc tuần tra của Mỹ, nhưng các báo cáo của Ấn Độ mô tả đây là một động thái "khiêu khích khiến người dân nước này cau mày".
Ấn Độ khẳng định chủ quyền với quần đảo Lakshadweep phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà nước này đã tham gia vào năm 1995. Tuy nhiên, Mỹ chưa bao giờ chấp nhận điều đó.
Sự xuất hiện của tàu chiến Mỹ tại Đặc khu kinh tế Ấn Độ thật sự gây bất ngờ khi Washington đang tìm cách biến New Delhi trở thành đồng minh trong việc chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd James Austin đã có chuyến thăm hai ngày tới Ấn Độ và hai nước nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác quân sự.