Mùng 3 Tết: Giá thịt 'leo thang', rau xanh tụt dốc

Giá rau xanh rớt giá so với trước Tết. Ảnh: Đ.H
Giá rau xanh rớt giá so với trước Tết. Ảnh: Đ.H
TPO - Sáng 7/2 (tức mùng 3 Tết), nhiều chợ ở Hà Nội đã mở bán. Giá tôm, thịt, cá tiếp tục tăng chóng mặt, trong khi rau xanh rớt giá thê thảm.

Tại nhiều chợ của Hà Nội vào sáng mùng 3 Tết, giá thịt và hải sản tiếp tục tăng. Thịt bò lên 300.000-500.000 đồng mỗi kg tùy loại, cao hơn 100.000-200.000 đồng so với thời điểm 30 Tết.

Giá xương sườn khoảng 150.000- 180.000 đồng mỗi kg. Gà chưa thịt 150.000- 1700.000 đồng một kg. Cá chép to 100.000 đồng/kg, cá trắm đen 200 nghìn đồng/kg, nếu mua theo khúc giá 300 nghìn đồng/kg.

Tại các chợ, giá hải sản cũng tăng gần gấp đôi ngày thường. Tôm sú to 600.000 đồng/kg, tôm loại nhỏ hơn khoảng 500.000 đồng. Những tiểu thương ở đây giải thích, do mới mùng 3 Tết, tàu ra khơi ít nên giá bán đồ hải sản tăng, mà chủ yếu vẫn là hàng được tích trữ từ trong tết.

Cũng trong sáng nay, một số chợ dân sinh, nhỏ lẻ bắt đầu hoạt động nhưng chưa sôi nổi, chủ yếu là một số hàng bán thực phẩm, rau xanh, đồ khô bày bán bên ngoài cổng chợ.

Ở các chợ trung tâm của Hà Nội, giá rau xanh vẫn giữ như mức giá trước Tết. Tuy nhiên, tại các  chợ khu vực ngoại thành Hà Nội, trái ngược với giá thịt, cá, hải sản, giá rau xanh củ quả rớt thê thảm.

Cụ thể, cải cúc, cải mơ  4.000 đồng/mớ; chuối xanh 1.000 đồng/quả, hành 50.000 đồng/kg, đậu phụ 5.000 đồng/bìa, su hào chỉ 3-4 nghìn đồng/củ, súp lơ chỉ 3-5 nghìn đồng/ chiếc, rẻ hơn một nửa so với ngày 30 Tết.

Chị Nguyễn Thị Hằng, bán hàng rau tại chợ Sấu, Hoài Đức chia sẻ, giá rau giảm là do thời tiết ấm nóng, nếu không thu hoạch thì cũng phải vứt bỏ. Tại nhiều chợ, cảnh mua bán khá ảm đạm, người bán đông hơn người mua.

Theo chị Hằng, giá rau năm nay rớt giá là do thời tiết thuận lợi, nguồn cung hơn hẳn năm ngoái, mặt khác, do kỳ nghỉ Tết kéo dài, nhiều gia đình về quê ăn Tết sớm, rồi lên đi làm lại muộn.

Bà Nguyễn Thị Toán, một người nội trợ chia sẻ, mấy ngày Tết ăn thịt gà, bò nhiều quá nên hôm nay sinh nhật con trai, cả muốn làm nồi lẩu cá cải thiện. Giá cá có thể đắt hơn nhưng những ngày Tết nhưng được cái ăn đồ tươi, nên giá đắt tý cũng không đáng phải phàn nàn.

Hôm nay, giá các loại hoa như hoa ly 250-300 nghìn/ 10 cành, hoa lay-ơn, hoa cúc, hoa hồng cũng vẫn giữa ở mức giá giáp Tết từ 5-10 nghìn đồng/bông. Các loại hoa quả cũng đắt hàng để phục vụ cho người dân đi lễ chùa đầu năm.

Mùng 3 Tết: Giá thịt 'leo thang', rau xanh tụt dốc ảnh 1 Giá hoa vẫn giữ giá so với thời điểm ngày 29,30 Tết
Bún, phở ngày Tết đắt gấp đôi 

Bên cạnh các chợ dân sinh, nhiều cửa hàng bún ốc, phở… tại khu vực Vũ Phạm Hàm, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng cũng rậm rịch mở hàng vào sáng mồng 3 Tết. Giá mỗi bát bún dao động khoảng 50.000-70.000 đồng tùy khu vực, đắt gấp đôi, ba lần ngày thường.

Sáng ngày mùng 3 Tết, gia đình anh Thanh (Cầu Giấy, Hà Nội) anh đưa hai bạn người người bạn nước ngoài đi tìm quán bún ốc, riêu cua để ăn sáng mà tìm mỏi mắt ở khu vực Ba Đình mà không thấy. May mắn, đi bộ cả km thì tìm được quán trên đường Đại Cồ Việt.

Thay vì mức giá 25.000 đến 30.000 đồng như ngày thường, chủ quán thu giá 50.000 đồng. Giá một cốc cafe tại quán cũng đắt gấp đôi.

Theo chị chủ quán riêu, ốc, cá này, một số nguyên liệu chính chị chuẩn bị từ trước Tết, còn lại đều dậy sớm, đi chợ để mua: "Do nguồn cung tại các chợ chưa nhiều nên cũng phải mua giá cao hơn so với ngày thường. Các loại rau đi kèm món bún riêu, ốc như tía tô, xà lách ở khu vực nội thành trong sáng nay... tại các chợ cũng vẫn đắt gấp rưỡi so với ngày thường. 

MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.