Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế

Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế
TPO - Là thủ phủ cuộc khởi nghĩa, đồn Phồn Xương là nơi Đề Thám và bộ chỉ huy ở lâu nhất để chỉ đạo đường lối chiến lược, chiến thuật và tổ chức sản xuất của nghĩa quân Yên Thế trong suốt 30 năm.
Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 1

Đồn được Hoàng Hoa Thám cho xây dựng năm 1892 để trấn giữ con đường độc đạo đi vào căn cứ nghĩa quân. Trước đồn là một hồ nước để bảo vệ mặt tiền đồn, tạo sự thoáng mát. Phía sau đồn nay còn di tích doanh trại, chiến lũy của nghĩa quân.

Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 2
Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 3

Di tích đồn Phồn Xương còn có tên gọi đồn Gồ, đồn Cụ nằm ở phía Nam của quả đồi cao gần 20m, cách suối Gồ gần 800m về phía Nam.

Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 4
Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 5
Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 6
Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 7
Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 8
Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 9
Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 10

Đồn có bình đồ kiến trúc gần giống hình chữ nhật nằm chạy dọc theo hướng Bắc Nam, có diện tích chừng hơn một mẫu Bắc Bộ gồm hai vòng thành. Vòng thành ngoại bắt đầu từ sườn đồi phía Đông chạy vòng ôm lấy chân đồi lên tới đỉnh đồi phía Bắc thành hình vòng cung bảo vệ cho thành nội dài 140m, dày 0,8m và cao 4m.

Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 11
Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 12
Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 13
Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 14
Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 15

Dãy tường thành nội nằm trên đỉnh ngọn đồi gần giống hình chữ nhật. Tường thành nội mặt Đông dài 71m, mặt Bắc dài 85m. Tường đắp bằng đất nện, chân dày 2m, cao 3m và trên mặt còn rộng 1m.

Bên trong tường thành có ba cấp khác nhau có thể đứng hoặc quỳ đều bắn được. Xung quanh tường đều chọc lỗ châu mai. Mặt tường phía ngoài đắp dốc thoai thoải như mái nhà.

Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 16
Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 17

Đồn Phồn Xương có ba cổng: Cổng chính trông về hướng Đông còn hai cổng phụ ở phía Nam và phía Bắc. Hai cổng phụ đều thông ra với những cánh rừng rậm xung quanh. Đặc biệt cổng phía Bắc nối liền với cánh rừng của nửa đồi còn lại.

Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 18
Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 19
Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 20
Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 21
Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 22

Hai cổng phụ rộng 1,5m hiện nay không còn nguyên vẹn, cổng chính cách bờ tường phía Bắc là 15m, rộng 2m có 4 bậc lên, xuống. Bên trong cổng chính còn một trạm gác nằm ở sườn tường phía Bắc hình vuông mỗi cạnh 2m. Bên trong cửa chính có hai lớp tường đất bảo vệ và chọc nhiều lỗ châu mai. Các cổng đều có hai lượt cửa, bên ngoài cổng cánh, bên trong cổng toang và đều làm bằng gỗ lim.

Đồn được bố trí ngoài cùng là các bốt gác, tiếp theo là các đồn phụ, hệ thống giao thông hào rồi lại đến vòng thành bao bọc. Khoảng cách giữa hai vòng thành chỗ rộng nhất là 20m, hẹp nhất là 10m.

Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 23

Trong vòng thành là một không gian rộng bao gồm hệ thống nhà ở, nhà khách, nhà kho… tất cả đều là nhà tranh vách đất trộm rơm. Chỉ trừ chiếc nhà vuông tiếp khách là được xây bằng gạch. Lần lượt từ phía Bắc xuống phía Nam thành là nhà ở của Hoàng Hoa Thám và Bà Ba, nhà có 5 gian chạy theo hướng Tây Đông.

Nhà thứ hai hình vuông bốn mặt để trống dùng làm nơi họp bàn của Hoàng Hoa Thám với tướng lĩnh và tiếp khách. Nhà tiếp theo gồm hai dãy nằm sát hai cạnh tây đông của thành là nhà ở của nghĩa quân. Tiếp theo gồm 8 gian nhà bếp và chuồng ngựa nằm sát ở cạnh phía Nam của thành chạy theo hướng Đông Tây. Tiếp nữa là cột đèn và cột cờ.

Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 24
Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 25

Đồn Phồn Xương không những đáp ứng được yêu cầu là một đồn luỹ thành trì mà nó còn giải quyết linh hoạt việc cơ động chiến đấu và đáp ứng được cả yêu cầu là một sở chỉ huy, nơi giao dịch nghĩa quân.

Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 26
Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 27

Nằm trong hệ thống đồn luỹ quan trọng của cuộc khởi nghĩa Yên Thế còn có đồn Hom: Đồn Hom thuộc xã Tam Hiệp cách Đồn Phồn Xương khoảng 3,5km về phía Tây Bắc.

Đồn chính Hố Chuối nằm ở thung lũng Hố Chuối thuộc xã Phồn Xương cách đồn Phồn Xương 2km về phía Đông Nam.

Cùng với những mét thành lũy độc đáo còn lại với thời gian, đồn Phương Xương ngày nay vẫn lưu giữ nhiều vật dụng giá trị, gắn liền với lịch sử 30 năm quật khởi của nghĩa quân Yên Thế.

Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 28
Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 29
Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 30
Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 31
Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 32
Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 33
Mục sở thị ‘Đại bản doanh’ của nghĩa quân Yên Thế ảnh 34

Anh Minh

Theo Viết
MỚI - NÓNG