Lấy mật ong là một trong những hoạt động tạo nên văn hóa cổ xưa của nhiều nền văn minh. Dựa vào những tranh trên đá, các nhà khoa học ước tính rằng nghề lấy mật ong rừng đã ra đời từ năm 13.000 trước Công nguyên. Tại Nepal, người dân lấy mật ong trong hàng nghìn năm qua và công việc này là một yếu tố quan trọng trong văn hóa Nepal.
Một bộ phận người dân ở vùng nông thôn Nepal chỉ sống bằng nghề lấy mật ong. Nepal là quê hương của Apis laboriosa - loài ong mật lớn nhất thế giới. Chúng làm tổ trên những vách núi.
Ngắm những người thợ săn lấy mật trên những vách đá không phải là hoạt động dành cho người có thần kinh yếu. Do tổ ong nằm ở vị trí hiểm, thợ săn phải dùng thang dây và rổ lớn để lấy mật.
Trước khi lấy tổ, họ đốt lửa bên dưới tổ để xua lũ ong.
Thợ săn dùng dây để đưa chiến lợi phẩm xuống phía dưới.
Mùa lấy mật ong diễn ra hai lần trong năm.
Thợ săn mật ong thường tập trung thành nhóm và tiến lên dãy núi Himalaya để tìm tổ ong. Họ cần từ hai tới ba giờ để lấy một tổ.
Tổ càng lớn và vị trí càng hiểm thì thời gian để lấy mật càng lớn.
Trước khi trèo lên vách núi để lấy mật, thợ săn luôn cầu nguyện rồi cúng gạo, hoa, trái cây. Đây là nghi lễ bắt buộc trong nghề, song mỗi làng thực hiện theo một cách khác nhau.
Từ vị trí phía trên, thợ săn leo thang dây xuống phía dưới. Họ mang theo sào và rổ để lấy sáp. Những người ở phía trên giữ chặt thang dây và đưa những dụng cụ theo yêu cầu của thợ săn.