TPO - Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, nhiều doanh nghiệp tồn tại 3 loại thu nhập, gồm thu nhập thực tế, thu nhập để quyết toán và thu nhập căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Có doanh nghiệp chia ra hơn 100 loại phụ cấp, phúc lợi để không tính là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội khiến cơ quan bảo hiểm xã hội không đủ cơ sở pháp lý để yêu cầu doanh nghiệp tính đóng bảo hiểm.
TPO - Theo công ước và khuyến nghị của một số tổ chức quốc tế, Việt Nam nên sớm bổ sung chế độ trợ cấp gia đình (hoặc trẻ em) vào bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, việc bổ sung chế độ này có thể làm tăng chi phí lao động của doanh nghiệp, nên trong lần sửa luật lần này chưa bổ sung.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Bảo hiểm y tế (BHYT) ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, chia sẻ lúc khó khăn, dịch họa, như trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn ra. Do đó, việc tăng bao phủ BHXH, BHYT luôn được quan tâm đặc biệt, để đạt mục tiêu đó, BHXH Việt Nam tiếp tục đề xuất tăng mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước nhằm có thêm nhiều người dân tham gia.
TPO - Với việc lương tối thiểu vùng năm 2020 tăng thêm từ 150 – 240 nghìn đồng/tháng so với mức áp dụng năm 2019, mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc tối thiểu của người lao động và đơn vị sử dụng lao động cũng tăng theo.