Mùa World Cup tại phố Nhật ở TPHCM

0:00 / 0:00
0:00
Hàng quán tại những khu phố Nhật ở TP.HCM vẫn nhộn nhịp và đông khách nhưng không phải vì sự kiện World Cup.
Mùa World Cup tại phố Nhật ở TPHCM ảnh 1
Khu phố Nhật 15B Lê Thánh Tôn.

Mặc dù đội tuyển Nhật Bản tham dự World Cup, 2 khu phố Nhật nổi tiếng ở TP.HCM lại không hào hứng bắt nhịp theo sự kiện bóng đá lớn này.

Đi sâu vào những con hẻm trong khu phố 15B Lê Thánh Tôn và 8A Thái Văn Lung, hàng quán vẫn đón khách ra vào tấp nập nhưng rất ít quán dán lịch chiếu World Cup hoặc có màn hình lớn chiếu các trận bóng.

Hàng quán tại hai con phố náo nhiệt nhưng không phải vì những tiếng hò reo cổ vũ bóng đá như một số quán nhậu ở Việt Nam.

Không khí World Cup mờ nhạt

Theo khảo sát của Zing, khu phố Nhật ở quận 1 không quá sôi động trong kỳ World Cup. Số lượng quán đầu tư tivi, màn hình chiếu lớn ít hơn so với một số khu vực đông đúc tại TP.HCM như khu Thảo Điền (TP Thủ Đức) và khu Bùi Viện (quận 1).

Đại diện Aroma Bar cho biết không có nhiều quán Nhật trên đường Lê Thánh Tôn (quận 1, TP.HCM) và đường Thái Văn Lung (quận 1, TP.HCM) chiếu các trận World Cup. "Ngoài quán tôi, chỉ có khoảng 1-2 quán có phục vụ khách đến xem World Cup. Các quán khác vẫn hoạt động bình thường và không ưu tiên cho sự kiện thể thao này", người này nói.

Mùa World Cup tại phố Nhật ở TPHCM ảnh 2
Quán bar hiếm hoi ở hẻm 15B Lê Thánh Tôn dán lịch chiếu World Cup.

Nhân viên quán bar trên chia sẻ thêm thường những quán mở chiếu World Cup cũng chỉ sử dụng tivi có sẵn. Khi được hỏi về văn hóa thưởng thức bóng đá của khách Nhật, người này nhận xét họ cổ vũ khá sôi động.

Tuy nhiên, lượng khách đến quán để xem World Cup không nhiều. Từ trận khai mạc đến nay, mỗi ngày quán bar này chỉ đón khoảng 7-8 khách đến xem bóng đá.

Tương tự, chị Kiều Trinh, quản lý một quán mì trên đường Thái Văn Lung, cho biết quán có sẵn một chiếc tivi và không gian không quá rộng, chỉ có 4 bàn nên có thể tận dụng nó để phục vụ cho những khách hàng muốn xem World Cup.

"Không gian các quán trong khu này thường khá nhỏ, đây cũng là một hạn chế khi muốn chiếu World Cup", người này bày tỏ.

Mùa World Cup tại phố Nhật ở TPHCM ảnh 3
Rất khó để tìm thấy một quán Nhật có màn hình lớn tại khu phố Lê Thánh Tôn và Thái Văn Lung.

Cô chia sẻ thêm quán không có kế hoạch bắt nhịp theo sự kiện thể thao này. Những ngày qua, phần lớn khách hàng không hỏi thăm nhiều về hoạt động này tại quán. Khách đến dùng bữa nếu có nhu cầu xem quán sẽ phục vụ.

Giống khu phố Nhật ở quận 1, các hàng quán Nhật Bản trên đường Phạm Viết Chánh (quận Bình Thạnh) cũng không đầu tư nhiều cho kỳ World Cup 2022.

Đi nhậu không chỉ vì xem bóng đá

Theo Trung Lộc, quản lý Chu-Ka 77 By Kakinoki, khách Nhật đến quán anh để vừa ăn vừa xem bóng đá không nhiều.

"Họ vẫn cổ vũ cho đội tuyển, thậm chí một số người còn mặc áo đấu nhưng khi ăn xong họ sẽ di chuyển đến tụ điểm khác để xem chứ không ngồi tại quán", người này cho biết.

Mùa World Cup tại phố Nhật ở TPHCM ảnh 4
Trung Lộc, quản lý nhà hàng Nhật tại khu phố Phạm Viết Chánh.

Anh giải thích đây là cách người Nhật thưởng thức các trận cầu kinh điển. Họ thích cổ vũ cùng bạn bè tại các tụ điểm quen hoặc địa điểm công cộng có trang bị thiết bị trình chiếu.

Trung Lộc chia sẻ anh cũng quản lý một nhà hàng Nhật khác tại khu phố Phạm Viết Chánh. Cơ sở này phục vụ 100% khách Nhật, nhưng không chiếu World Cup do đặc thù của mô hình kinh doanh.

"Thiết kế và phong cách của quán không phù hợp để "ăn theo" sự kiện này. Khách đến phần lớn là người kinh doanh, họ cần không gian yên tĩnh để trò chuyện nên không khí World Cup không phù hợp ở đây", anh nói.

Chia sẻ thêm về văn hóa thưởng thức bóng đá của người Nhật, anh Nghĩa Yoshi, Phó giám đốc Trung tâm Tiếng Nhật Dũng Mori, từng có thời gian học tập và làm việc tại xứ Phù Tang, cho biết cổ động viên bóng đá thường tập trung tại nơi có màn hình lớn như quảng trường, phố đi bộ... để xem cùng nhau và tạo bầu không khí cuồng nhiệt.

"Tại các quán nhậu ở Nhật, không nhiều nơi có tivi phục vụ khách xem các chương trình truyền hình trực tiếp như World Cup. Người Nhật đi nhậu chỉ để nhậu", Nghĩa Yoshi nói.

Ngoài ra, người dân xứ mặt trời mọc chuộng bóng chày hơn, bóng đá chỉ xếp thứ hai và không phải môn thể thao quốc dân cả nước cùng ngồi theo dõi. Tuy nhiên, những cổ động viên bóng đá ở nước này cũng rất sôi nổi, cuồng nhiệt. Nếu Nhật Bản đi sâu vào vòng trong, chắc chắn số người quan tâm đến đội tuyển sẽ nhiều hơn, không khí cổ vũ cũng náo nhiệt hơn hiện tại.


Link bài gốc:

https://lifestyle.zingnews.vn/mua-world-cup-tai-pho-nhat-o-tphcm-post1378623.html

Theo Zing
MỚI - NÓNG
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
TPO - Năm 2025, tiền lương bình quân của người lao động tại Cần Thơ đạt hơn 8,3 triệu đồng/người/tháng. Người được trả lương cao nhất tại Cần Thơ là hơn 151 triệu đồng/tháng ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
TP - Việc các concert “anh trai” được tổ chức liên tục (6 đêm trong vòng hai tháng) vẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt khán giả đương nhiên là tín hiệu tốt cho ngành tổ chức biểu diễn, mở ra hướng đi mới cho công nghiệp văn hóa. Nhưng làm nên chuyện không chỉ do các nghệ sĩ. Lần đầu tiên có dấu hiệu khán giả không chỉ thần tượng nghệ sĩ mà hâm mộ gameshow góp phần tạo nên những thần tượng đó…
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
TP - Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Hà Văn Siêu từng đánh giá Đà Nẵng là địa phương điển hình của đổi mới sáng tạo, luôn tìm cách để du khách trải nghiệm, thụ hưởng cảnh quan, đắm chìm trong các sự kiện, lễ hội nhiều nhất. Thành phố bước vào mùa mưa lạnh cuối năm với thời tiết nhiều bất lợi nhưng vẫn không “ngủ vùi trong chăn” mà liên tục tung ra sản phẩm, thổi luồng khí ấm cho du lịch Đà Nẵng.