Mùa mua sắm cuối năm: Cẩn thận để không bị cuốn vào bẫy lừa đảo trực tuyến

Dịp cuối năm, hoạt động mua sắm trực tuyến nhộn nhịp kéo theo sự gia tăng của các thủ đoạn lừa đảo online. Để an toàn cho bản thân và bảo vệ thông tin cá nhân, mỗi người cần tự trang bị kiến thức và áp dụng các biện pháp bảo mật cần thiết trong quá trình giao dịch.

Tình trạng gian lận ngày càng đáng báo động

Cuối năm luôn là thời điểm thị trường sôi động nhất trong năm, khi hàng loạt chương trình giảm giá và ưu đãi hấp dẫn được tung ra, thu hút đông đảo người tiêu dùng. Theo báo cáo của Metric, trong 9 tháng đầu năm 2024, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt tổng doanh số 227,7 nghìn tỷ đồng, tăng 37,66% so với cùng kỳ năm 2023.Dự báo trong quý 4/2024, tổng doanh số trên 5 sàn bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam sẽ đạt mức 80,6 nghìn tỷ đồng với 870 triệu sản phẩm được bán ra, tăng trưởng lần lượt 10%, 20% và 35% trong các tháng 10, 11 và 12 so với cùng kỳ năm 2023.

Mùa mua sắm cuối năm: Cẩn thận để không bị cuốn vào bẫy lừa đảo trực tuyến ảnh 1

Người dân cần cảnh giác với các chiêu trò tinh vi khi mua sắm trực tuyến. (Nguồn ảnh: Freepik)

Tuy nhiên, đi cùng với đó là những rủi ro đáng lo ngại liên quan đến giao dịch trực tuyến. Theo thống kê, trong năm 2024, các chiêu trò lừa đảo trực tuyến đã gây thiệt hại ước tính lên đến 18.900 tỷ đồng. Điều này đã cho thấy mức độ nghiêm trọng và quy mô ngày càng mở rộng của tình trạng vấn đề an ninh mạng hiện nay.

Những thủ đoạn gian lận thường nhắm vào sự cả tin và thiếu cảnh giác, thiếu kinh nghiệm mua sắm trực tuyến của người dùng. Điển hình, kẻ gian có thể tạo ra các trang web mua sắm giả mạo với những ưu đãi không thực tế để “bẫy” người dùng. Họ cũng có thể gửi email hoặc tin nhắn có chứa các đường link đến các trang thanh toán giả mạo, yêu cầu người dùng nhập thông tin thẻ tín dụng để hoàn tất các giao dịch mua hàng không tồn tại. Chính vì vậy, việc trang bị kiến thức và áp dụng các biện pháp bảo mật khi mua sắm trực tuyến không chỉ là cần thiết mà còn đóng vai trò then chốt để bảo vệ bạn và tài sản của mình.

Một số biện pháp giúp người dân phòng tránh rủi ro gian lận

Để giảm thiểu rủi ro, người dân cần nâng cao cảnh giác trong mỗi giao dịch. Hãy kiểm tra kỹ nguồn gốc trang web trước khi mua hàng, chỉ truy cập các trang uy tín với biểu tượng bảo mật HTTPS hoặc ổ khóa.

Đặc biệt, người dùng nên tuyệt đối tránh nhấp vào các đường link lạ được gửi qua email hoặc xuất hiện trong các quảng cáo đáng ngờ trên mạng xã hội, vì đây là cách phổ biến mà kẻ gian sử dụng để đánh cắp thông tin cá nhân. Bên cạnh đó, để tăng cường bảo mật, hãy ưu tiên sử dụng các phương thức thanh toán an toàn, chẳng hạn như thanh toán qua ví điện tử, thẻ tín dụng có tính năng bảo vệ giao dịch, hoặc thẻ ảo dùng một lần để hạn chế rủi ro.

Ngoài ra, kích hoạt các biện pháp bảo mật nâng cao cũng là yếu tố quan trọng để bảo vệ tài khoản cá nhân. Các tính năng như mã OTP (mật khẩu một lần) hoặc xác thực hai yếu tố (2FA) giúp tạo thêm lớp phòng vệ trước các hành vi xâm nhập trái phép. Việc sử dụng sinh trắc học, như nhận diện vân tay, khuôn mặt, cũng mang lại độ an toàn cao hơn, đồng thời giảm thiểu nguy cơ bị lộ thông tin qua các phương pháp xác thực truyền thống.

Thêm vào đó, người tiêu dùng nên cân nhắc tham gia các gói bảo hiểm an ninh mạng, một giải pháp hữu ích giúp bảo vệ tài chính trong trường hợp gặp phải các rủi ro như lừa đảo trực tuyến hoặc rò rỉ thông tin cá nhân. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc giảm thiểu tổn thất tiềm tàng, đặc biệt trong bối cảnh các hình thức tấn công mạng ngày càng tinh vi.

Mùa mua sắm cuối năm: Cẩn thận để không bị cuốn vào bẫy lừa đảo trực tuyến ảnh 2

Những ai quan tâm đến việc bảo vệ tài sản cá nhân giờ đây có thể lựa chọn mua bảo hiểm an ninh mạng để đề phòng các rủi ro tiềm tàng.

Hiện nay, Viettel Money là một trong những hệ sinh thái tài chính số có cung cấp bảo hiểm an ninh mạng. Gần đây, ứng dụng cũng đã triển khai cho phép khách hàng mua bảo hiểm ngay trong giao dịch để chủ động bảo vệ khách hàng khỏi những rủi ro online. Bảo hiểm sẽ thanh toán mức phí lên tới 50 triệu đồng khi người dùng gặp phải rủi ro bị lừa chuyển tiền đi từ Viettel Money do mất thông tin tài khoản trên các trang web giả mạo dẫn tới mất tiền trong Viettel Money, mất tiền do bị lừa cài đặt phần mềm độc hại; hoặc bị kẻ gian cài đặt phần mềm để chiếm đoạt tiền trong tài khoản Viettel Money.

Không chỉ bảo vệ tài khoản, gói bảo hiểm an ninh mạng còn chi trả 35 triệu đồng, mức bảo vệ tới 100% khi chủ tài khoản gặp bất kỳ rủi ro nào liên quan tới thương tật do tai nạn và chịu chi phí điều trị thương tật do tai nạn. Với gói bảo hiểm an ninh mạng mua kèm trong giao dịch, người dùng sẽ được miễn phí tháng đầu tiên, và chỉ mất 5.000 đồng/ tháng từ tháng thứ 2.

Sự an toàn trong giao dịch không chỉ bảo vệ tài sản cá nhân mà còn giúp mỗi người cảm thấy an tâm, tận hưởng niềm vui và chuẩn bị cho một năm mới đầy hy vọng. Hãy lựa chọn mua sắm thông minh, áp dụng các biện pháp bảo mật hiệu quả và chuẩn bị một khởi đầu năm mới thật an toàn, suôn sẻ.

MỚI - NÓNG
Đơn vị vận hành nói gì về thông tin metro TPHCM tạm dừng vì mưa quá lớn?
Đơn vị vận hành nói gì về thông tin metro TPHCM tạm dừng vì mưa quá lớn?
TPO - Theo đơn vị vận hành, chiều 27/12, TPHCM có mưa rất lớn kèm dông và sấm sét đã dẫn đến hệ thống bảo vệ an toàn điện toàn tuyến metro 1 được kích hoạt. Do đó, đơn vị đã quyết định tạm dừng lịch trình chạy tàu, đưa tàu về các nhà ga nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách và tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống của tuyến.