Một số cách làm hay

Tiết học địa lý của giáo viên và học sinh trường THCS Khai Quang, Vĩnh Phúc
Tiết học địa lý của giáo viên và học sinh trường THCS Khai Quang, Vĩnh Phúc
TP- Sau một năm thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, kết quả ban đầu thu được đầy khởi sắc. Đây là tiền đề để hi vọng trong những năm tới đây phong trào sẽ tiếp tục góp phần làm cho tất cả các nhà trường có chuyển biến mạnh mẽ hơn, đạt được thành công mong đợi.
Tiết học địa lý của giáo viên và học sinh trường THCS Khai Quang, Vĩnh Phúc
Tiết học địa lý của giáo viên và học sinh trường THCS Khai Quang, Vĩnh Phúc

Dạy và học hiệu quả

Nhiều trường ở nơi có điều kiện đã động viên giáo viên sưu tầm tài liệu, sách báo, tra cứu thông tin trên mạng Internet, thiết lập trang Web của trường, của phòng giáo dục để xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử phục vụ giảng dạy và học tập, nghiên cứu, phổ biến sáng kiến về đổi mới phương pháp dạy học.

Khuyến khích, hướng dẫn học sinh giúp đỡ nhau trong học tập, học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém. Động viên các em mạnh dạn đề xuất các ý kiến, sáng kiến của mình trong học tập. Rèn cho các em thói quen tự học, tự nghiên cứu, tìm hiểu thêm tài liệu ngoài bài giảng của giáo viên ở trường. Nơi có điều kiện nhà trường đã hướng dẫn học sinh tìm kiếm tư liệu bổ ích trên Internet.

Khuyến khích giáo viên và học sinh khai thác một số trang web như http://www.moet.gov.vn (trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo), trong đó có thể tham khảo thư viện đề và câu hỏi kiểm tra THCS; http://vi.wikipedia.org (bách khoa toàn thư có nội dung mở); http://vi.wiktionary.org (từ điển có nội dung mở); http://vi.wikibooks.org (tủ sách mở), trang Web của Phòng giáo dục, của nhà trường tự xây dựng… để hỗ trợ cho việc dạy học trên lớp và làm cho học sinh hứng thú học tập hơn.

Tổ chức hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh

Tổ chức hoạt động ngoại khóa, lồng ghép nội dung dạy kiến thức với giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương.

Tạo bầu không khí thân thiện, cởi mở, trong đó học sinh được lắng nghe, chia sẻ, hoà nhập, tự tin và cảm thấy an toàn, hứng thú trong mỗi hoạt động (một số trường đã có hòm thư về trường học thân thiện, học sinh tích cực để lấy ý kiến của học sinh và xử lý thông tin kịp thời, có biện pháp quan tâm thực sự đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn….).

Phát động giáo viên, học sinh, các đoàn viên thanh niên lớn tuổi, học sinh cũ của trường, các bậc phụ huynh và tổ chức xã hội, cá nhân, doanh nghiệp quan tâm hoặc sưu tầm, sản xuất đóng góp các dụng cụ, phương tiện để tặng cho nhà trường, hoặc đóng góp kinh phí cho công việc này, được hệ thống loa truyền thanh ở địa phương biểu dương. Tổ chức cho học sinh tự làm hoặc sưu tầm các dụng cụ cho trò chơi dân gian.

Tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho học sinh phát huy tính sáng tạo thông qua việc tham gia sinh hoạt câu lạc bộ (câu lạc bộ văn hoá - văn nghệ, câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ bảo vệ môi trường, câu lạc bộ yêu thích bộ môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh…); các hoạt động có tính chất khảo sát, tìm hiểu (sưu tầm vốn văn hóa dân gian, trò chơi dân gian, tìm hiểu về di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương….).

Các câu lạc bộ hoạt động ngoại khóa nhà trường đã chú ý đến việc lựa chọn các em học sinh có năng lực ở các lớp gần cuối cấp (lớp 8, lớp 11) làm đội trưởng, giáo viên đóng vai trò cố vấn chứ không làm thay cho học sinh như trước. Những đội trưởng các câu lạc bộ có thành tích xuất sắc đã được nhà trường biểu dương khen thưởng kịp thời.

Và rất nhiều nội dung khác đã được các cơ sở GD phát huy sáng kiến để tạo ra những hoạt động bổ ích, hướng đến quyền lợi của các em học sinh. Ví dụ như biểu dương tiến bộ của HS vào Lễ chào cờ thứ 2 hàng tuần, hướng dẫn HS tìm hiểu tư liệu về văn hoá địa phương, tổ chức HS tham gia hướng dẫn du lịch địa phương, hoạt động rèn luyện kỹ năng sống, hoạt động tập thể, xã hội khác; thành lập các CLB thể thao hay trò chơi dân gian…

TS Trần Đình Châu
Vụ trưởng, Giám đốc Dự án PTGD THCS II

Để hỗ trợ cho phong trào, một số tài liệu hỗ trợ dạy và học có hiệu quả được Dự án PTGDTHCSII hợp tác với Viện KH GDVN, Vụ GD Trung học biên soạn và cung cấp, phục vụ cho đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Hiện nay, Dự án đã tiến hành cung cấp xong các đề kiểm tra học kỳ 16 môn học, biên soạn mới và thu thập các đề kiểm tra học kỳ của tất cả các môn học, soạn gần 250 đề kiểm tra học kỳ I và học kỳ II.

Một thư viện câu hỏi cũng đang được Dự án triển khai xây dựng cho 4 môn Toán, Vật lý, Ngữ văn và Tiếng Anh. Sau khi xây dựng xong sẽ chuyển cho Vụ GD Trung học để thẩm định và đưa lên mạng, góp phần vào công tác xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập của Bộ GD&ĐT đang triển khai.

Dự án đã tổ chức biên soạn bộ tài liệu đổi mới phương pháp dạy học các môn học trong trường THCS (ứng với mỗi môn có một tài liệu) và các tài liệu này đã được cung cấp đến tất cả các Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và tất cả các trường THCS trong cả nước.

Ngoài ra là biên soạn tài liệu cho học sinh khuyết tật, tài liệu cho giáo viên và học sinh dân tộc, tham gia chuyển đổi sách giáo khoa chữ nổi, tài liệu về phòng học bộ môn…

Theo Viết
MỚI - NÓNG