Mong một lần đến Trường Sa

Nguyễn Thu Hằng và bài thi giành giải đặc biệt
Nguyễn Thu Hằng và bài thi giành giải đặc biệt
TP - Quyết giành giải cao để có cơ hội đến Trường Sa, hàng triệu bạn trẻ trên mọi miền đất nước đã tham gia cuộc thi tìm hiểu huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển.

> Trao giải 'Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển'

Nguyễn Thu Hằng và bài thi giành giải đặc biệt
Nguyễn Thu Hằng và bài thi giành giải đặc biệt.
 

Mong ước một lần đặt chân tới Trường Sa của Nguyễn Thu Hằng, SN 1982 (Vụ Khoa giáo Văn xã, Văn phòng Chính phủ) sắp thành hiện thực khi chị vừa giành giải đặc biệt cuộc thi với bài dự thi độc đáo dày hơn 100 trang trên khổ A3 kết hợp chất liệu gỗ, cát, mạt kim loại, bảng màu...

Hằng mất gần 1 tháng tìm tư liệu, nguyên liệu. Bài dự thi của Hằng ấn tượng với bìa phù điêu gỗ mang hình con tàu không số giữa sóng biển với sự giúp đỡ của một nghệ nhân ở làng Đồng Kỵ. Những chi tiết như súng đạn được vẽ bằng mạt kim loại mà Hằng xin được từ cơ sở sản xuất về mài mịn.

Các trang nội dung được Hằng kỳ công in ảnh màu, minh họa bằng tranh cát, tranh mạt kim loại và tranh giấy nổi. “Tôi mong muốn bất cứ ai khi chạm vào tác phẩm đều cảm nhận được tình yêu đối với Hải quân Việt Nam, với thủy thủ anh hùng”, Hằng chia sẻ. Hằng dự định sẽ viết sách, ca khúc về biển đảo sau khi được tới Trường Sa.

Con tàu và Tổ quốc

Nguyễn Đức Tiến (Thành Đoàn Hà Nội), gây ấn tượng với hình ảnh con tàu (làm bằng mi - ca) chở quả địa cầu và Tổ quốc Việt Nam vượt qua sóng gió, giành giải ba cuộc thi. Tiến chia sẻ ý tưởng phác họa lại hình ảnh tàu không số năm xưa, đồng thời thể hiện khát vọng vươn ra biển lớn của dân tộc.

Hình ảnh quả địa cầu màu xanh tượng trưng cho tình yêu và khát vọng hòa bình. Việt Nam với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa khẳng định chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và hình ảnh Tổ quốc in trên nền vàng thể hiện sự giàu có, thịnh vượng.

Tiến mất nhiều tuần trăn trở về ý tưởng, đầu tư nhiều công sức để hoàn thành bài dự thi. Sau nhiều lần phác thảo mô hình tàu, Tiến đối mặt không ít khó khăn khi tìm chất liệu để thử lắp ghép. Ban đầu, tàu không đứng vững vì kim loại quá nặng, sau đó Tiến quyết định dùng mi-ca nhẹ và bền. Giai đoạn gia công và lắp ghép cũng khó khăn với người không có tay nghề. Cuối cùng, phải nhờ một người bạn học mỹ thuật, Tiến mới hoàn thành tác phẩm.

Không chỉ Hằng và Tiến, nhiều bạn trẻ khác từ mọi miền Tổ quốc dù không đạt giải cao, nhưng toát lên trên mỗi trang viết là những khát khao cháy bỏng được một lần đến Trường Sa. Cũng qua bài thi, nhiều bạn khích lệ giới trẻ cùng hướng về biển đảo Tổ quốc bằng hành động cụ thể.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
'Không thể ỷ lại, bấu víu vào bầu sữa ngân sách'
'Không thể ỷ lại, bấu víu vào bầu sữa ngân sách'
TPO - Theo tờ trình mới nhất, Chính phủ đề xuất tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 dự kiến là hơn 256.000 tỷ đồng. Chương trình được thực hiện trong 11 năm với các giai đoạn cụ thể. Nhiều chuyên gia văn hóa khẳng định ngân sách nhà nước đầu tư cho văn hóa là vô cùng cần thiết nhưng không nên bấu víu vào “bầu sữa” ngân sách.