Mới nhất vụ Trung tâm ngoại ngữ SAS bị tố 'lừa đảo': Giám đốc tắt máy, biệt tăm?

0:00 / 0:00
0:00
Mới nhất vụ Trung tâm ngoại ngữ SAS bị tố 'lừa đảo': Giám đốc tắt máy, biệt tăm?
TPO - Liên quan đến vụ Trung tâm ngoại ngữ Thế hệ mới (SAS) bị tố thu tiền học viên rồi bỏ trốn mà Tiền Phong từng phản ánh, đến nay Sở GD&ĐT TPHCM đã vào cuộc, tuy nhiên đơn vị này chưa thể liên lạc được với ông Đỗ Văn Quản, Giám đốc trung tâm. 

Ngày 18/10, ông Nguyễn Phúc Huy Tùng, Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên, Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, sau khi nhận được phản ánh của học viên về vấn đề học phí nhưng không dạy, Sở đã liên hệ và làm việc với ông Đỗ Văn Quản, Giám đốc Công ty TNHH Giáo dục Master English (SAS).

Theo văn bản giải trình của Trung tâm với Sở GD&ĐT TPHCM: Do dịch COVID-19 bùng phát khiến hoạt động và nguồn thu của hệ thống bị ảnh hưởng. Vì vậy, trung tâm chưa thể chi trả tiền lương đầy đủ cho giáo viên, nhân viên. Về phía học viên, trung tâm sẽ chuyển đổi hình thức học sang trực tuyến.

"Gần đây, khi có thông tin nhiều trung tâm thuộc hệ thống này ngừng hoạt động, một số học viên gửi khiếu nại, chúng tôi đã liên lạc với ông Quản nhiều lần nhưng điện thoại khoá máy", ông Tùng cho biết.

Trước đó, giữa tháng 9/2021, hàng trăm học viên của SAS đã phản ánh đến Tiền Phong về việc đơn vị này thu tiền nhưng không mở lớp dạy học kể cả online, dần dần, các học viên mất liên lạc với trung tâm. Cùng lúc,Tiền Phong cũng nhận được phản ánh của hàng trăm giáo viên khác bị SAS nợ lương. Việc nợ lương có cả giáo viên người Việt lẫn người nước ngoài khiến họ gặp nhiều khó khăn…

Mới nhất vụ Trung tâm ngoại ngữ SAS bị tố 'lừa đảo': Giám đốc tắt máy, biệt tăm? ảnh 1

Thông tin học viên cung cấp liên quan đến SAS

Ngay sau đó, PV đã liên hệ với ông Đỗ Văn Quản để tìm câu trả lời. Thời điểm này, ông Quản xác nhận, SAS đang nợ lương giáo viên, nhân viên và chưa thể mở lại lớp học do dịch bệnh. Ông Quản xin lỗi tất cả mọi người vì tình hình kéo dài nên chưa giải đáp hết.

Theo ông Quản, SAS hiện có khoảng 60 cơ sở ở hơn 20 tỉnh, thành phố trên cả nước. Việc SAS tạm ngưng dạy học là do dịch bệnh COVID-19 và thực hiện theo các Chỉ thị, thông báo của UBND TPHCM và các địa phương.

“Do việc giãn cách quá lâu, cùng với đó là vẫn tốn các chi phí cố định và phát sinh dẫn đến trung tâm bị hụt nghiêm trọng tài chính nên chưa thể trả lương đầy đủ cho nhân viên, giáo viên”, ông Quản nêu lý do và cho biết, trước tình thế khó khăn này, SAS đã và đang đàm phán với quỹ đầu tư của Singapore cũng như quỹ trong nước để lấy nguồn kinh phí vận hành sau dịch và hiện đang chờ giải ngân…

Mới nhất vụ Trung tâm ngoại ngữ SAS bị tố 'lừa đảo': Giám đốc tắt máy, biệt tăm? ảnh 2

Học viên, giáo viên SAS kéo nhau đến công an nộp đơn tố cáo SAS

Tuy nhiên, sau khi hàng loạt fanpage của SAS bất ngờ thông báo ngừng hoạt động, cho thuê mặt bằng và không còn liên quan SAS thì học viên, giáo viên cũng mất liên lạc với ông Quản.

Quá bức xúc, hàng trăm học viên đã làm fanpage, group zalo để bóc phốt SAS cũng như chuẩn bị các thông tin, tài liệu tố cáo đến cơ quan công an…

Tiền Phong sẽ tiếp tục thông tin vụ việc...

MỚI - NÓNG
Sở TN&MT Hà Nội nói gì về tình trạng thổi giá, bỏ cọc đấu giá đất?
Sở TN&MT Hà Nội nói gì về tình trạng thổi giá, bỏ cọc đấu giá đất?
TPO - Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, đấu giá đất vừa qua tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức có hiện tượng một nhóm người tham gia đấu giá không có nhu cầu ở, mà để kinh doanh, đầu cơ, trả giá cao hơn giá thị trường sau đó bỏ cọc. Việc đầu cơ dẫn đến phức tạp trong quản lý đất đai.