Mỗi km đường Hà Nội 'cõng' 16 taxi

Theo chuyên gia, mỗi kilômét đường phải cõng 16 taxi là hậu quả của việc cấp phép ồ ạt Ảnh: Trọng Đảng
Theo chuyên gia, mỗi kilômét đường phải cõng 16 taxi là hậu quả của việc cấp phép ồ ạt Ảnh: Trọng Đảng
TP - Hiện mỗi kilômét đường tại Hà Nội đang cõng 16 taxi. Riêng tại một số nút giao thông lớn lượng taxi trong giờ cao điểm chiếm một nửa tổng lượng ô tô lưu thông.

> Hà Nội thêm phố cấm taxi

Theo chuyên gia, mỗi kilômét đường phải cõng 16 taxi là hậu quả của việc cấp phép ồ ạt Ảnh: Trọng Đảng
Theo chuyên gia, mỗi kilômét đường phải cõng 16 taxi là hậu quả của việc cấp phép ồ ạt.  Ảnh: Trọng Đảng.

Đây là kết quả vừa được Viện Chiến lược và phát triển (TDSI)- Bộ GTVT đưa ra khi khảo sát lượng taxi trên địa bàn Hà Nội để thực hiện đề án Quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng taxi tại Thủ đô giai đoạn từ nay đến 2030.

Mật độ taxi gấp nhiều lần khu vực

Theo TDSI, tính đến tháng 3-2012, Hà Nội có 17.405 taxi của 114 DN, chiếm 7% lượng ô tô con trên địa bàn TP. Trong số này, 70% các xe tập trung hoạt động trong khu vực trung tâm.

“Số lượng hãng taxi tập trung chủ yếu vào khu vực nội thành đã kéo theo nhiều hệ luỵ, đặc biệt là tình trạng quá tải trên các tuyến phố và là một trong những nguyên nhân gây ùn tắc giao thông” - đại diện TDSI nêu rõ.

Đánh giá về mật độ taxi trong khu vực trung tâm TP Hà Nội, TDSI cho rằng, mật độ tại 10 quận nội thành cao gấp 8 đến 17 lần khu vực ngoại thành.

Trung bình mỗi km2 trong khu vực đô thị của Hà Nội đang có 52,50 taxi và mỗi kilômét đường có 16 taxi hoạt động. Riêng một số nút giao thông lớn, giờ cao điểm số taxi chiếm số lượng ô tô qua lại, như Trần Duy Hưng - Láng.

Hơn 1.000 taxi dù hoạt động

TDSI cho rằng, hiệu quả khai thác phương tiện taxi trên địa bàn Hà Nội tương đối thấp so với các TP trong khu vực và trên thế giới. Điều kiện hoạt động và chất lượng dịch vụ còn có những tồn tại như diện tích đỗ xe mới chỉ đáp ứng được 5-10%, việc đỗ xe và bàn giao ca chủ yếu sử dụng lòng đường, vỉa hè.

Một số hãng chất lượng dịch vụ còn kém, ý thức lái xe chưa chuyên nghiệp, đây là những nguyên nhân làm gia tăng các hành vi phóng nhanh vượt ẩu, chống người thi hành công vụ, dừng đỗ sai quy định, đi sai làn đường gây ùn tắc và TNGT... Đặc biệt qua khảo sát, trên địa bàn TP còn có trên 1.000 taxi dù, chiếm 5 - 6% lượng taxi hiện có.

Theo TDSI, hầu hết taxi dù đang hoạt động ở các nhà ga, bến xe, sân bay dưới hai hình thức taxi không có tên hãng, số điện thoại tổng đài và taxi nhái thương hiệu. Cùng với đó, vấn đề gian lận cước cũng đang là vấn nạn với taxi Hà Nội.

Dừng đăng ký mới để quản taxi

Để kiểm soát số lượng taxi hiện có trong khu vực trung tâm từ nay đến năm 2015, định hướng 2030, TDSI đề xuất, trong giai đoạn từ 2012 đến 2015, Hà Nội tạm dừng thành lập mới các DN kinh doanh taxi và số lượng taxi mới để xây dựng chính sách quản lý và chấn chỉnh hoạt động số lượng hiện có.

Cùng với đó, taxi sẽ được phân vùng hoạt động, với các xe trong vùng trung tâm từ vành đai 3 trở vào sẽ được thống nhất một màu sơn riêng.

Giai đoạn 2016-2020 đảm bảo các xe phải được gắn thiết bị GPS để giám sát hành trình và có trung tâm quản lý, điều hành theo dõi. Giai đoạn 2021 đến 2030, đảm bảo ít nhất 50-80% phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch, có tổng đài dùng chung cho các hãng...

Về việc áp dụng và triển khai các đề xuất trên, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, hiện Sở GTVT đã nghiên cứu và bổ sung, điều chỉnh thêm một số nội dung để trình thành phố đề án này. Sở GTVT thống nhất với các đánh giá và giai đoạn phát triển, quản lý taxi của TDSI.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, việc chấn chỉnh hoạt động của taxi chỉ thông qua hình thức dừng đăng ký mới và phân vùng để quản lý bằng mầu sơn là không hiệu quả, thiếu công bằng và trái luật.

Cụ thể, theo Luật Doanh nghiệp tổ chức cá nhân có quyền thành lập DN và Sở KH&ĐT có nhiệm vụ cấp phép.

“Với chức năng hiện nay Sở GTVT chỉ có quyền cấp các thủ tục liên quan đến hoạt động vận tải cho DN, tổ chức cá nhân có nhu cầu kinh doanh vận tải taxi, Sở GTVT không có quyền cấm thành lập DN”, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cảnh báo.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.