Mỗi giờ có 12 người chết vì đột quỵ

Mỗi giờ có 12 người chết vì đột quỵ
TPO - Đó là nhận định của Bác sĩ Mahen Nadarajah (BS Chuyên Khoa Nội thần kinh, BV Quốc tế City) về thực trạng căn bệnh đột quỵ tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật lần II được tổ chức vào sáng 21/10.

Theo số liệu thống kê tại Mỹ, mỗi năm có hơn 137.000 người tử vong vì đột quỵ. Đây là căn bệnh gây tử vong đứng thứ 4 trên thế giới. Tại Việt Nam, 12% số người chết mỗi năm vì do nguyên nhân này. Theo các chuyên gia về y tế, căn bệnh đột quỵ thật sự là một vấn đề đáng lưu tâm khi số người chết vì căn bệnh này mỗi ngày một gia tăng.

Mỗi giờ có 12 người chết vì đột quỵ ảnh 1 Cần cẩn trọng với căn bệnh đột quỵ

Mỗi giờ có 12 người chết vì đột quỵ ảnh 2  BS Mahen cho rằng, thành mạch máu của người châu Á mỏng và nhỏ hơn người châu Âu, do đó khả năng đột quỵ càng lớn.
8/12 người có thể thoát chết nếu phát hiện sớm

Đột quỵ được hiểu là trạng thái một phần não bộ bị tổn thương do tắc nghẽn mạch máu đi nuôi não. Lúc này, não bộ không được cung cấp oxy đủ, nếu không được cấp cứu kịp thời, đúng cách thì vùng não sẽ chết và bệnh nhân rất dễ tử vong. Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm, nhưng người bệnh vẫn còn mơ hồ về tình trạng bệnh, dẫn đến việc chủ quan trong việc phòng và tầm soát bệnh.

Theo BS Mahen, mỗi giờ trôi qua có 12 người chết vì đột quỵ, nhưng thực chất 8/12 người này hoàn toàn có thể ngăn ngừa được bệnh nếu có biện pháp tầm soát bệnh. Nếu như bệnh nhân được phát hiện bệnh từ sớm, có phác đồ điều trị khoa học, kịp thời, tỷ lệ bộc phát đột quỵ sẽ được giảm thiểu đáng kể.

Cũng theo BS Mahen, tại BV Quốc tế City đã triển khai dịch vụ tầm soát đột quỵ với nhiều gói lựa chọn khác nhau. Khi thực hiện các dịch vụ này, người bệnh  sẽ được chụp MRI đầu, cổ, siêu âm tim để sớm phát hiện những bất thường ở não và tim mạch. Kết quả sẽ cho biết trong 10 năm tới, tỷ lệ người bệnh mắc đột quỵ là bao nhiêu phần trăm, đồng thời đưa ra những phát đồ sinh hoạt, điều trị phù hợp.

“Đối phó” với bệnh ra sao?

Hiện tại trên thị trường đang xuất hiện những loại thuốc được quảng cáo là “thần dược” được quảng cáo có thể chữa ngay đột quỵ với giá lên đến hàng trăm triệu đồng. Theo BS Mahen, đặc biệt cần cẩn trọng với những loại thuốc không rõ nguồn gốc, không chắc chắn có công dụng hay không, tránh cảnh “tiền mất tật mang”.

BS này còn thông tin thêm, chìa khóa vàng để cấp cứu bệnh không gì khác hơn là đưa đến cơ sở y tế kịp thời. Sau mỗi giờ can thiệp trễ, bệnh nhân sẽ mất 3,6 năm tuổi thọ. Và chỉ hi vọng cứu sống được bệnh nhân tối đa 3 giờ sau khi xuất hiện tình trạng đột quỵ.

“Thuốc aspirin cũng được xem là một phương pháp hữu hiệu nếu bệnh nhân bất ngờ bị đột quỵ. Nó có khả năng làm tan các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu, nên ngay khi bị đột quỵ, cần nhanh chóng cho bệnh nhân uống 2 viên aspirin để mạch máu giãn nở, tránh ứ đọng nghiêm trọng. Sau đó cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu kịp thời”, BS Mahen cho biết thêm.

MỚI - NÓNG