Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính):

Minh oan cho Cienco 5

Minh oan cho Cienco 5
TP - Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) đang ngày càng khẳng định vị thế thương hiệu của mình trong lĩnh vực truyền thống xây dựng hạ tầng giao thông và lĩnh vực mới đang thành công lớn là kinh doanh địa ốc, đô thị.

Từ năm 2002 đến nay, nhất là các năm 2006, 2007 Tổng công ty thực hiện hàng loạt dự án kinh doanh địa ốc đạt hiệu quả kinh tế cao như các dự án đô thị mới tại Quảng Ninh, Bạc Liêu, Bình Thuận, Vĩnh Phúc… và thực hiện các dự án đường Xuyên Á, ADB3 (Quảng Ngãi - Nha Trang), cầu Ông Thìn QL50, đường và cầu Bình Triệu (TPHCM), 10 cầu Bắc Giang - Lạng Sơn, trúng thầu gói thầu số 6 dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (giai đoạn I), số tiền đầu tư cho gói thầu lên đến gần 700 tỷ đồng…

Năm 2008, Tổng công ty đã khởi công dự án lớn xây dựng, chuyển giao (dự án BT) đường trục phía nam tỉnh Hà Tây, chiều dài 41,5 km, bắt đầu từ TP Hà Đông đi qua các huyện Thanh Oai, Ứng Hòa, Phú Xuyên và đầu tư 3 khu đô thị Thanh Hà A, Thanh Hà B và Mỹ Hưng với tổng diện tích trên 470 ha để thu hồi vốn. 3 khu đô thị này đều nằm trên địa bàn TP Hà Đông và huyện Thanh Oai.

Tổng mức đầu tư cho dự án lên đến gần 13.000 tỉ đồng, trong đó hơn 6.000 tỉ đồng đầu tư cho 3 khu đô thị, trên 6.200 tỉ đồng đầu tư đường trục phía nam. Tháng 10/2007, Cienco 5 đã được Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) dựa trên kết quả điều tra gần 113.000 doanh nghiệp tại Việt Nam đã xếp hạng 47 trong số 200 doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam và Cienco 5 đứng đầu khối xây dựng giao thông…

Mảng kinh doanh địa ốc hiệu quả cao, tạo hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận, bù đắp phần lớn những thua lỗ của Cienco 5 (thời Tổng Giám đốc trước), tạo sự hồi sinh mạnh mẽ cho Cienco 5 trong những năm gần đây.

Do phần vốn Nhà nước tại Tổng công ty còn hạn chế, Tổng công ty đã huy động thêm nguồn vốn kinh doanh từ những tổ chức cá nhân có nhu cầu nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu căn hộ chung cư để thực hiện các dự án địa ốc, thế nhưng do quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ và nội dung báo cáo quyết toán tài chính của DN thì các khoản thu từ việc huy động nguồn vốn kinh doanh địa ốc của các nhà đầu tư thứ cấp khi chưa đủ điều kiện ghi nhận là doanh thu và kết quả sản xuất kinh doanh của DN (vì dự án vẫn đang trong quá trình thực hiện) vẫn không được tính vào phần vốn chủ sở hữu, mà phải tính vào khoản nợ phải trả, mặc dù thực chất đây không phải là nợ phải trả vì số tiền trên do các nhà đầu tư thứ cấp mua địa ốc nộp trước một phần, chờ đến khi dự án hoàn thành doanh nghiệp mới được quyết toán.

Trong thời gian dự án chưa hoàn thành, thực chất đây là doanh thu “treo” của doanh nghiệp. Theo kiểu hạch toán này, tính đến năm 2007 có hệ số vay nợ gấp 42 lần vốn chủ sở hữu, thông tin trên đã được một vài báo đăng tải khiến các đối tác e ngại khi quan hệ với Cienco 5. 

Rất may, Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) vừa minh oan cho Cienco 5 bằng Công văn 6884/BTC-TCDN ngày 16/6 do Cục trưởng Trần Hữu Tiến ký, trong đó khẳng định: “Bộ Tài chính ghi nhận tình hình tài chính của Cienco 5 theo Công văn 655/TCKT”, nghĩa là hệ số nợ phải trả của Cienco 5 chỉ là 8,17 lần, chứ không phải 42 lần so với vốn chủ sở hữu.

Cụ thể, tính đến 31/12/2007, trong số 4.095 tỉ đồng nợ phải trả của Cienco 5 có tới 1.302 tỉ đồng doanh thu “treo” đã huy động được của khách hàng, nhưng không được tính vào vốn chủ sở hữu, mà lại tính vào nợ phải trả. Loại được hơn 1.302 tỷ “nợ oan” này ra, hệ số vay nợ của Cienco 5 chỉ còn 8,17 lần, cho thấy tình hình tài chính của Cienco 5 vẫn bình thường.  Có lẽ đã đến lúc cần có những quy định hạch toán hợp lý hơn đối với các đơn vị kinh doanh địa ốc như Cienco 5.

MỚI - NÓNG
Dải công viên ven sông Sài Gòn sắp có 'áo mới' đón tết Ất tỵ 2025
Dải công viên ven sông Sài Gòn sắp có 'áo mới' đón tết Ất tỵ 2025
TPO - Công viên chạy dọc từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm với chiều dài hơn 1 km, tổng diện tích 10ha được đề xuất thực hiện để nối dài tổ hợp công viên ven sông Sài Gòn tạo nên sân chơi công cộng có sức chứa lớn, nhiều hoạt động mới lạ, thu hút người dân và du khách đến tham quan, giải trí, tận hưởng dòng sông.