Mỗi dịp Tết đến xuân về, bên cạnh mâm ngũ quả tượng trưng cho âm dương - ngũ hành, các gia đình người Việt thường tìm và chọn mua lấy hai cây mía thật to, thật thẳng để dựng hai bên bàn thờ tổ tiên. |
Cây mía được chọn để thờ phải được giữ nguyên tán lá, gốc rễ, đốt mía phải đều và nhất là không được sâu. |
Ý nghĩa đầu tiên của việc thờ cúng cây mía trong ngày tết của người Việt là "sự nối kết". Cây mía giống như một biểu tượng của sự giao hòa trời - đất, kết nối hai thế giới âm - dương. |
Ghi nhận của PV ngày 28 tháng Chạp, các tiểu thương tại chợ đầu mối Long Biên đang tất bật gom những chuyến hàng mía tím từ các tỉnh về, sẵn sàng phục vụ nhu cầu người dân trước thời khắc giao thừa. |
Một số tiểu thương đã đến hỏi mua để đem về bán lẻ. |
Những thân cây mía tím thẳng tắp được bán lẻ với giá 100 nghìn đồng/cặp - giá nhỉnh hơn so với mía dùng để ăn, ép nước như thông thường. |
Các tiểu thương đang chọn, bó những cây mía nguyên rễ, tán lá. |
Mía lộc cũng xuất hiện dọc các khu vực đường phố ở Hà Nội như đường Nguyễn Khoái, cầu Lủ (thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai). Trao đổi với PV, một tiểu thương cho biết, năm nay do dịch COVID-19, lượng hàng nhập về ít nên số lượng không nhiều và lượng người hỏi mua cũng giảm. |
Trong khi đó, vài năm trở lại đây, người dân Thủ đô có xu hướng mua cây phát lộc để cúng bàn thờ gia tiên. |
Ghi nhận tại chợ hoa Quảng An, loài cây này có giá hơn 100 nghìn đồng. |
Phát lộc có hai loại màu xanh và đỏ. |