Mì chính tốt cho sức khỏe nếu biết sử dụng đúng cách

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Được xem là một chất gây "nghiện" với nhiều người, nhưng mì chính không hề độc hại như những lời đồn thổi.

Thói quen sử dụng mỳ chính trong chế biến thức ăn

Sử dụng mì chính trong nấu nướng, chế biến thức ăn trở thành thói quen không thể thiếu của rất nhiều người không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.

Loại gia vị này giúp các món ăn trở nên đậm đà và hấp dẫn hơn. Chính vì vậy, không ít người đã nghiện mì chính.

Ước tính tổng sản lượng mì chính trên thế giới khoảng 3 triệu tấn/năm, trong đó ít nhất 80% được tiêu thụ ở châu Á.

Người châu Á (đặc biệt là người Trung Quốc) thường có thói quen sử dụng nhiều mì chính, còn người châu Âu không dùng, song lại sử dụng bột gia vị. Trong đó cũng có thành phần là mì chính.

Thành phần cấu tạo mì chính

Năm 1908, giáo sư Kikunae Ikeda của Đại Học Hoàng gia Tokyo, Nhật Bản đã phát hiện ra mì chính, chất tạo nên vị ngọt như thịt hay còn gọi là vị umami.

Đây được xem là 1 trong 5 vị cơ bản mà chúng ta vẫn cảm nhận được trong các món ăn hàng ngày bên cạnh vị ngọt (đường); chua (giấm, chanh); mặn (muối); đắng ( mướp đắng).

Thành phần chính của mì chính là glutamate, một loại axit amin phổ biến giúp cấu tạo nên chất đạm (protein) trong cơ thể sống. 

Axit amin được tạo ra một cách tự nhiên trong rất nhiều thực phẩm kể cả cà chua, pho mát, nấm khô, xì dầu và có trong các loại rau, quả khác.

Tinh thể mì chính rắn dạng hình que, không màu, không mùi, tan dễ dàng trong nước và có vị ngọt thịt đặc biệt.

Lời đồn mì chính gây hại cho sức khoẻ người sử dụng

Theo BBC, tiếng xấu về mì chính bắt đầu vào năm 1968 khi tiến sỹ Ho Man Kwok viết một lá thư cho Tạp Chí Y Khoa New England nêu rõ một hội chứng mà ông thường mắc phải mỗi khi ăn ở các nhà hàng Trung Quốc.

Đó là cảm giác tê tê ở sau cổ, sau đó lan xuống cánh tay và lưng, cũng như bị cơ thể bị yếu đi và mạch đập nhanh.

Và ông xác định nguyên nhân là do các nhà hàng Trung Quốc cho quá nhiều mì chính vào món ăn.

Từ đó, một làn sóng cho rằng mì chính không tốt cho sức khỏe đã lan tỏa với tốc độ chóng mặt trong xã hội khiến cho nhiều người đã từ bỏ hẳn mì chính.

Tình hình nghiêm trọng đến nỗi các nhà hàng Trung Quốc phải quảng cáo là họ không sử dụng mì chính trong các món ăn.

Không những thế, một số nhà khoa học còn thực hiện các thí nghiệm trên chuột. Và kết quả cho thấy khi tiêm những liều rất lớn mì chính vào dưới da chuột con mới đẻ sẽ xuất hiện các đốm tế bào chết ở não chuột.

Khi lớn lên, chúng lại bị béo phì, và một số trường hợp còn mất khả năng sinh sản.

Giải oan cho mì chính

Trước tình hình đó, vào năm 1995, Cục Quản Lý Thuốc và Thực Phẩm Mỹ (FDA) đã yêu cầu Hiệp Hội Các Công ty Mỹ Về Sinh Học Thực Nghiệm làm rõ tác hại của mì chính với sức khỏe người sử dụng.

Tổ chức này phát hiện với những người khỏe mạnh sử dụng 3 gram (hoặc nhiều hơn) mì chính đi kèm với nước, không có thức ăn cùng một lúc sẽ có phản ứng phụ.

Tuy nhiên, theo FDA, trên thực tế đa số chúng ta dùng khoảng 0,55 gram mì chính/ngày và được trộn lẫn trong thức ăn.

Ngoài ra, glutamate là hết sức thấp về độc tố. Một con chuột có nguy cơ chết vì ngộ độc glutamate nếu hấp thụ 15-18 gram/1 kg trọng lượng. Nên những con chuột sơ sinh đặc biệt nhạy cảm với tác động của mì chính.

Vì vậy, Cục Quản Lý Thuốc và Thực Phẩm Mỹ (FDA) kết luận mì chính cho lẫn vào thức ăn ‘nhìn chung được công nhận là an toàn’.

Còn Liên minh châu Âu (EU) xếp loại mì chính là phụ gia thực phẩm với mã là HS29224220 và E621.

Theo Theo Tri thức trẻ
MỚI - NÓNG
Xe BMW vượt ẩu, húc văng xe máy xuống mương
Xe BMW vượt ẩu, húc văng xe máy xuống mương
TPO - Ngày 11/12, một đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội, ghi lại cảnh một chiếc BMW lấn làn, vượt ẩu trên đèo Dran, tỉnh Lâm Đồng húc văng xe máy xuống mương nước. Sự việc này đã khiến nhiều người bày tỏ bức xúc.
Cần Thơ: Chưa rõ thời điểm tái khởi động dự án bệnh viện nghìn tỷ 'đắp chiếu'
Cần Thơ: Chưa rõ thời điểm tái khởi động dự án bệnh viện nghìn tỷ 'đắp chiếu'
TPO - "Sau khi xác định được nguồn vốn, Sở Y tế sẽ trình UBND thành phố để điều chỉnh chủ trương. Nếu hoàn thành các thủ tục, được cấp nguồn vốn, chúng tôi sẽ triển khai dự án trong thời gian sớm nhất”, Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ trả lời chất vấn của các đại biểu về dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ- vốn dừng thi công và "đắp chiếu" từ năm 2022 tới nay.