Mercedes-Benz lần đầu sản xuất xe thể thao tại Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trong thời gian tới, nhà máy của Mercedes-Benz Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm lắp ráp mẫu xe Mercedes-AMG C 43, có hiệu suất lên tới 400 mã lực. 

Trong những năm gần đây, Mercedes-Benz Việt Nam cho thấy sự tăng tốc nhanh chóng trong việc nâng cấp và phát triển hệ thống dây chuyền sản xuất lắp ráp trong nước. Chỉ trong 2 năm 2021-2022, Mercedes-Benz Việt Nam đã đầu tư 33 triệu USD vào việc phát triển 6 công nghệ tối tân, một vài công nghệ trong số đó được ra mắt lần đầu tiên tại thị trường Việt Nam.

Mercedes-Benz lần đầu sản xuất xe thể thao tại Việt Nam ảnh 1

Một số công nghệ tiên tiến nhất Mercedes-Benz đang được áp dụng tại các nhà máy sản xuất của hãng tại Việt Nam.

Vào ngày 21/9, tại sự kiện Mercedes-Benz Driving Festival 2022, ông Bradley Kelly, Tổng giám đốc Mercedes-Benz Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi rất hào hứng khi có thể thông tin đến tất cả các bạn, dòng xe Mercedes-AMG C 43 nổi tiếng sẽ được Mercedes-Benz Việt Nam chính thức mang về thị trường Việt Nam với hình thức lắp ráp, ngay tại nhà máy của chúng tôi”.

Đây là một bước tiến lớn của nhà máy Mercedes-Benz Việt Nam khi có thể đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật gắt gao và phức tạp để cung cấp dòng sản phẩm chiếc AMG với những khả năng vận hành và hiệu suất tốc độ cao. Chiếc xe Mercedes-AMG C 43 sở hữu hệ dẫn động bốn bánh và công suất lên đến 400 mã lực, mang đến khả năng bứt tốc vượt trội từ 0-100 km/h trong khoảng 4,5 giây.

Việc nhà sản xuất Đức quyết định lắp ráp những sản phẩm "đầu bảng" của họ tại Việt Nam thể hiện nguồn nhân lực và thị trường ô tô trong nước nói chung đang rất thu hút các hãng xe nổi tiếng. Rất có thể trong tương lai, những mẫu ô tô công nghệ tiên tiến khác cũng có thể được chế tạo tại Việt Nam, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận hàng loạt sản phẩm bậc nhất thế giới.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.