Mepraz

Mepraz
Mỗi viên nang MEPRAZ chứa :

-Hoạt chất chính: Omeprazole 20mg.

-Tá dược: Manitol, Lactose, Hydroxypropyl Cellulose, Microcrystalline Cellulose.

Cơ chế tác dụng : MEPRAZ thuộc nhóm kháng tiết mới, nó ức chế enzyme H+/K+ ATPase (bơm proton) của tế bào niêm mạc dạ dày. Cơ chế tác dụng của MEPRAZ khác với các thuốc kháng cholinergic hay kháng histamin H2. MEPRAZ kết hợp với hệ thống enzyme H+/K+ ATPase và ức chế giai đoạn cuối cùng của quá trình tạo acid. Tác dụng này dẫn đến ức chế sự tiết acid cơ bản lẫn sự tiết acid do kích thích, bất kỳ từ nguồn gốc nào.

Hoạt động kháng tiết : Sau khi uống thuốc, tác dụng kháng tiết của MEPRAZ xảy ra trong vòng 1 giờ, đạt mức tối đa sau 2 giờ. Sau 24 giờ, sự ức chế tiết acid vẫn còn ở mức 50% so với mức tối đa và thời gian ức chế kéo dài đến 72 giờ. Tác dụng này kéo dài hơn nhiều nếu xét đến tương quan với thời gian bán hủy rất ngắn

(dưới 1 giờ), do sự kết hợp kéo dài với hệ men H+/K+ ATPase ở thành dạ dày.

Khi ngưng thuốc, tác dụng kháng tiết giảm từ từ sau 3-5 ngày. Tác dụng ức chế của MEPRAZ lên sự tiết acid tăng dần với việc lập lại liều duy nhất mỗi ngày và đạt đến mức hằng định sau 4 ngày.

Chỉ định:

-Điều trị ngắn hạn loét tá tràng tiến triển. (không nên dùng MEPRAZ để điều trị duy trì những bệnh nhân bị loét tá tràng).

-Bệnh loét dạ dày.

-Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản:

  • Điều trị ngắn hạn (4-8 tuần) viêm thực quản do ăn mòn trầm trọng (độ 2 hoặc hơn) được chẩn đoán bằng nội soi.
  • Điều trị ngắn hạn (4-8 tuần) bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (viêm thực quản) đáp ứng kém với điều trị thông thường, gồm một liệu trình đầy đủ các thuốc kháng histamin H2.

-Điều trị dài hạn các tình trạng tăng tiết bệnh lý (hội chứng Zollinger Ellison, u đa tuyến nội tiết).

Liều lượng và cách dùng:

-Điều trị ngắn hạn loét tá tràng tiến triển : Liều cho người lớn là 20 mg 1 lần/ngày.

Phần lớn bệnh nhân lành sẹo trong vòng 4 tuần. Một số có thể cần thêm 4 tuần điều trị nữa.

-Loét dạ dày : 20mg uống ngày một lần trong 4 – 8 tuần.

-Các tình trạng tăng tiết bệnh lý: Liều khởi đầu ở người lớn là 60 mg 1 lần mỗi ngày.

Nên điều chỉnh liều tùy theo nhu cầu của từng bệnh nhân và thời gian điều trị tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng.

Có thể dùng liều đến 120mg 3 lần/ngày. Những liều cao trên 80mg nên được chia thành các liều nhỏ hơn.

Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân, suy thận, rối loạn chức năng gan hoặc người già.

Nên uống MEPRAZ trước khi ăn.

Không nên nhai hoặc nghiền nát viên thuốc mà nên uống nguyên cả viên.

Chống chỉ định:

-Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

-Không dùng cho phụ nữ có thai.

Tác dụng phụ:

MEPRAZ được dung nạp tốt. Các phản ứng phụ có thể gặp nhưng hiếm là: buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi và nổi mẫn da.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng bất lợi gặp phải khi sử dụng thuốc.

Tương tác thuốc:

-Sự hấp thu một số thuốc có thể bị ảnh hưởng do sự giảm độ acid trong dạ dày: Sự hấp thu Ketoconazole sẽ giảm khi điều trị cùng với MEPRAZ.

-MEPRAZ được chuyển hoá ở gan thông qua hệ thống men Cytochrome P450, do đó thuốc có thể kéo dài thời gian thải trừ Diazepam, Warfarin và Phenyltoin. Tuy nhiên việc dùng đồng thời với MEPRAZ không làm thay đổi nồng độ của những thuốc này trong máu.

-Nồng độ của MEPRAZ và Clarithromycin đều tăng khi dùng đồng thời hai thuốc này.

-Thuốc không tương tác với thức ăn hoặc với các thuốc kháng acid khi dùng đồng thời với những thuốc này.

Thận trọng:

-Sự đáp ứng về mặt triệu chứng với trị liệu MEPRAZ không cho phép loại trừ bệnh lý ác tính ở dạ dày.

-Nên ngừng cho trẻ bú ở những bà mẹ dùng MEPRAZ.

Hạn dùng:

30 tháng. Không dùng thuốc quá hạn sử dụng.

Bảo quản:

Để thuốc ở nhiệt độ phòng (15 – 300C).

Tránh ánh sáng trực tiếp và nơi ẩm ướt.

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.