Mẹo “nhận diện” rau củ quả Trung Quốc

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Sau hàng loạt phát hiện và những nghi vấn “động trời” về rau củ quả Trung Quốc, rất nhiều bà nội trợ đã thắc mắc làm sao để phân biệt được đâu là rau củ qủa Việt Nam và đâu là của Trung Quốc. Sau đây là một số mẹo để bạn nhận diện.

1. Rau củ

Súp lơ (bông cải)

Súp lơ Việt Nam thường còn nguyên lá, phần bông chia không đều (chỗ thưa chỗ dày).

Súp lơ Trung Quốc bị cắt hết phần cuống và lá, màu trắng phau, bông cuốn rất chặt.

Cà rốt

Cà rốt Việt Nam củ nhỏ, màu nhạt hơn, kích thước không đều nhau và còn nguyên phần cuống lá.

Cà rốt Trung Quốc củ đỏ tươi, to đều, da láng bóng, phần lá bị cắt sạch.

Khoai tây

Khoai tây Việt Nam tròn, da vàng đẹp. Khoai tây Đà Lạt vỏ mỏng hơn nên thường bị trầy xước nhiều ngay khi thu hoạch và trong quá trình đóng hàng, vận chuyển.

Khoai tây Trung Quốc có kích cỡ củ rất đều, gần như tuyệt đối 10 củ như một, củ thường dài, dẹp hơn khoai tây Đà Lạt, vỏ khoai trơn bóng, ít trầy xước.

Củ cải

Bạn nên biết

Theo kỹ sư Nguyễn Văn Thảo, Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Sài Gòn Xanh, Tp.HCM: Các loại rau từ Trung Quốc được nhập về Việt Nam chủ yếu là cải bắp, cải thảo, cải ngọt, cà rốt, khoai tây, su hào, bí đỏ, bí xanh... Những loại rau quả này thường láng bóng, có thể để được rất lâu, ở nhiệt độ bình thường bên ngoài từ 3-7 ngày mà không bị hỏng. Rau, củ, quả của Việt Nam thường mùa nào thức nấy. Vì thế, nếu có rau, củ trái mùa thì phần nhiều từ Trung Quốc nhập về. Do đó, mùa nào chọn rau củ của mùa đó thì tốt hơn.

Củ cải Việt Nam thường nhỏ, da thường có màu hơi nâu như dính đất, hơi xốp, thường có phần lá ở trên và dễ ở dưới.

Củ cải Trung Quốc thường to, trắng muốt, chắc nịch, không có phần thân lá.

Bắp cải

Bắp cải ta thường chỉ có theo mùa, bắp cải tròn, to, ăn ngọt mềm. Còn bắp cải Đà Lạt to, dẹt trắng, ăn ngọt.

Bắp cải Trung Quốc bằng nắm tay, tròn, xanh nhạt, lá xoăn, bọc trong nilon trắng rất tròn và mượt, không bị nhàu, xước, đầu búp uốn vào.

Cà chua

Cà chua Việt Nam thường nhỏ hơn, quả không đều, màu đỏ đậm của chín cây, không cứng.

Cà chua Trung Quốc thường có cuống xanh hoặc hơi phớt hồng trong khi bên ngoài đã tròn đỏ căng do chúng được dấm cả cót lớn.

Su hào

Su hào Việt Nam củ thường nhỏ hơn, không tròn đều, ít dẹt, còn nguyên lá.

Su hào Trung Quốc thường to tròn, dẹt như bánh xe, vỏ xanh thẫm, sờ mát tay.

Bí đỏ

 Bí đỏ Việt Nam thì thường là quả tròn, hơi bẹp.

Bí đỏ Trung Quốc quả dài, có màu sắc rất đỏ đẹp trong ruột nhưng ăn nhạt, không ngọt thơm như bí Việt Nam.

2. Gia vị

Gừng

Gừng Việt Nam củ nhỏ, da sần sùi, nhiều nhánh nhỏ. Gừng Trung Quốc rất to, màu vàng óng, ít chia nhánh.

Tỏi

Tỏi Việt Nam có củ nhỏ, màu nâu tía. Tỏi Trung Quốc có củ và tép thường lớn, màu trắng, dễ lột vỏ hơn.

3. Trái cây

Táo

Táo Việt Nam mẫu mã xấu, không đều, nhỏ, ăn không quá ngọt.

Táo Trung Quốc thường to, tròn, được bọc trong lưới xốp, để được rất lâu. (Lưu ý khi bóc lưới xốp ra thấy rất nhiều hạt trắng mịn đọng trên vỏ quả, đó là do hóa chất bảo quản vỏ bị bay hơi).

Chuối

Chuối ta là những nải chuối có lác đác những quả xanh, chín xen kẽ.

Trung Quốc quả to, chín vàng đều, sờ thấy cứng, mẫu mã đẹp, cuống héo hoặc mốc.

Cam

Cam Việt Nam thường to nhỏ không đều, màu vàng có lẫn màu nâu, thường bán theo mùa, dễ ủng và hỏng.

Quả cam Trung Quốc rất to, bọc trong lưới, có màu vàng tươi, để được lâu.

Quýt

Quýt ta quả không đều, vỏ mỏng, thường vị hơi chua và nhiều nước.

Quýt Trung Quốc quả to đều, vỏ dày, bị đánh bóng, khi bóc ra hai đầu múi quýt thường khô và rất ngọt.

Dưa hấu

Dưa hấu ta thường là loại quả to tròn, hoặc quả hình bầu dục nhỏ, cũng có loại hình bầu dục thường giống của Trung Quốc nhưng ăn vào nhạt chớ không quá ngọt như của Trung Quốc.

Dưa hấu Trung Quốc thường dán nhãn mác, quả hình bầu dục rất đều nhau, ăm vào rất ngọt.

Chú ý

Cục an toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, lựa chọn rau, quả tươi cần chú ý đến hình dáng bên ngoài như sau:

- Rau củ quả phải còn nguyên vẹn, lành lặn, không dập nát, trầy xước, thâm nhũn ở núm cuống; Cảnh giác với loại quá mập, "phổng phao".

- Về màu sắc: Có màu sắc tự nhiên của rau quả, không úa, héo; Không chọn các loại quả xanh và màu sắc bất thường.

- Chú ý cảm giác "nhẹ bỗng" của một số rau xanh được phun quá nhiều chất kích thích tăng trưởng và hóa chất bảo vệ thực vật.

- Nhiều loại quả còn dính hóa chất bảo vệ thực vật trên lá, cuống lá, núm quả, cuống quả... có các vết lấm tấm hoặc vết trắng.

- Nếu lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư nhiều, ngửi thấy mùi hắc, mùi hóa chất bảo vệ thực vật.

Theo SKGD
MỚI - NÓNG