Chăm sóc sức khỏe răng miệng như đánh răng đúng cách là điều cần thiết để tránh nguy cơ bị ung thư.
Những năm gần đây, càng nhiều người quan tâm đến sự liên quan giữa các loại bệnh và nướu răng. Do các nhà khoa học đã chứng minh, tình trạng viêm trong cơ thể (bao gồm cả bệnh viêm và nướu) đóng vai trò rất quan trọng trong sự tích tụ của các động mạch bị tắc. Do vậy mà, việc đánh răng đúng cách để bảo vệ nướu răng khỏe mạnh là rất cần thiết.
Hơn hết, các nhà khoa học cũng giải thích, lượng vi khuẩn trong miệng nhiều ở những người có cao răng dày đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra chất sinh ung thư. Tuy họ cần nghiên cứu sâu hơn để chứng minh cao răng là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư thì bạn cũng nên chú ý đến việc vệ sinh răng miệng.
Bằng chứng ung thư miệng đã được chứng minh trong nghiên cứu tiến hành ở Thụy Điển, công bố trên tạp chí y học Anh với 1.400 người trong 24 năm. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra, những người tham gia với mảng bám răng dày có xu hướng chết sớm do ung thư lên đến 80%.
Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Điều này không có gì lạ, song một số người vẫn thường không đánh răng đầy đủ trong ngày. Bệnh lười đánh răng có thể dẫn đến viêm và bệnh này liên kết chặt chẽ với ung thư. Ngoài ra, sức khỏe răng miệng kém trong một thời gian dài cũng dễ sinh bệnh tim mạch do vi khuẩn truyền nhiễm ở răng sẽ phát triền mạnh, di chuyển đến hệ thống tuần hoàn gây hại đến tim.
Chọn loại bàn chải. Vấn đề này hầu hết bị bỏ qua. Bạn hãy chọn loại bàn chải phù hợp kích thước miệng, sẽ tốt hơn cho răng vì bạn phải dùng hàng ngày. Nếu bàn chải quá lớn, sẽ không vừa miện, bàn chải quá bé thì bạn không thể “chăm sóc” hết vi khuẩn trong các hốc răng.
Súc miệng sau khi đánh răng. Súc miệng sau mỗi lần đánh răng giúp đẩy vi khuẩn ra khỏi miệng. Các nhà khoa học Thụy Điển tìm thấy mối liên hệ giữa nhiều mảng bám răng, vi khuẩn hoặc vi trùng với việc tử vong vì ung thư sớm hơn 13 năm so với dự kiến.
Đánh răng không đủ thời gian. Bạn nên đánh ít nhất là 2 phút, chia miệng thành 4 phần và dành mỗi phần khoảng 30 giây. Hiện nay, đã có loại bàn chải thông minh có tính thời gian để bạn có thể căn giờ hoàn chỉnh cho việc đánh răng của mình.
Thay bàn chải thường xuyên. Các bác sĩ nha khoa đều khuyến cáo nên thay bàn chải đánh răng mỗi 3-4 tháng/lần hoặc thậm chí thay sớm hơn nếu lông bàn chải bị sờn hoặc cùn. Nếu không muốn áp dụng rập khuôn vì thấy bàn chải còn tốt, bạn nên kiểm tra lông bàn chải. Một khi các sợi lông mất tính linh hoạt bình thường của nó và bắt đầu loe ra thì bạn nên thay đổi bàn chải. Ngoài ra, khi màu sắc lông bàn chải đánh răng thay đổi cũng là dấu hiệu cảnh báo cho bạn biết cần thay bàn chải đánh răng khác.
Rửa kỹ bàn chải sau khi đánh răng. Vi khuẩn có thể phát triển trên bàn chải đánh răng sau khi bạn đánh răng nếu bạn không rửa bàn chải kỹ càng sau khi đánh răng. Vì thế bạn nên rửa bàn chải kỹ lưỡng, giúp loại bỏ kem đánh răng còn sót lại. Bởi nếu không, sau khi đánh răng, bạn thực sự có thể đưa vi khuẩn cũ trở lại trong miệng.
Đánh răng theo góc 45 độ. Đối với người lớn, các vấn đề về răng bắt đầu từ nướu. Do vậy, bạn phải chăm sóc bộ phận này kỹ càng. Nên để bàn chải gần nướu răng theo góc 45 độ và chuyển động xoay tròn thay vì đi theo một đường thẳng sẽ làm hỏng men răng.