Mật ong rừng 'vượt biên' ở miền Tây hút khách

Mùa khô là thời điểm mùa khai thác mật ong chính vụ. Do ong tại các vùng rừng miền Tây không còn nhiều nên người làm nghề rủ nhau sang biên giới Campuchia khai thác, vì đây là vùng có nhiều ong mật.
Mùa khô là thời điểm mùa khai thác mật ong chính vụ. Do ong tại các vùng rừng miền Tây không còn nhiều nên người làm nghề rủ nhau sang biên giới Campuchia khai thác, vì đây là vùng có nhiều ong mật.
Loại mật được khai thác từ vùng rừng núi biên giới Campuchia với số lượng rất hạn chế, nên dù giá lên tới trên 1 triệu đồng/lít vẫn khá hút khách ở miền Tây.

Ông Đồng Văn Vũ - thợ săn ong rừng có tiếng ở ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái, huyện An Phú (An Giang), cho biết, thời điểm này là mùa khai thác mật ong chính vụ. Nhiều nông dân làm nghề rủ nhau sang biên giới Campuchia khai thác, vì đây là vùng có nhiều ong mật.

Mỗi ngày, từng thành viên trong nhóm 4-5 người phải góp 100.000 đồng/người để phục vụ các chi phí ăn uống, đi lại. Cũng theo ông Vũ, trước đây, mật ong được lấy từ các vùng rừng núi trên địa bàn tỉnh An Giang, nhưng do nhiều năm người dân săn bắt nên lượng ong giảm đi nhiều.

Theo kinh nghiệm của những người làm nghề này, ong cho nhiều mật nhất là từ tháng 10 đến tháng 3 (âm lịch). Khi đó, thời tiết thuận lợi, cây rừng ra hoa nhiều nên lượng mật nhiều hơn và chất lượng cũng tốt hơn so với các tháng khác trong năm.

Cách khai thác ong rừng ở đây cũng không khác gì kiểu truyền thống. Người săn ong khi phát hiện tổ ong sẽ dùng khói để xua ong bay đi, sau đó sẽ thu nguyên tổ ong. Tuy nhiên, không lấy mật ngay tại chỗ, người săn ong hiện nay sẽ đưa nguyên tổ đến bán để người sử dụng tự vắt lấy mật. Mật để trong tổ ong càng lâu thì càng đậm đặc và chất lượng không giảm. Mỗi ngày vào mùa cao điểm, một thợ săn giỏi kiếm được từ 3 đến 5 lít mật.

Mật ong rừng 'vượt biên' ở miền Tây hút khách ảnh 1

Ong rừng được chở nguyên tổ đi bán. Tùy tổ ong lớn nhỏ mà người bán và người mua định ra lượng mật, tương ứng với số tiền.

Theo kinh nghiệm của người thợ săn ong, mỗi tổ ong trung bình thường cho 1-2 xị mật (mỗi lít có 4 xị), những tổ lớn có thể cho đến 3 xị. Tùy theo từng thời điểm mà giá bán mật khác nhau. Thông thường, từ tháng 10 đến tháng 3 (âm lịch), giá mật dao động 800.000 đến 1 triệu đồng/lít. Từ tháng 4 đến tháng 5 (âm lịch), mỗi lít mật ong có giá 1,2-1,5 triệu đồng, vì thời điểm này hoa rừng không còn nhiều, lại bắt đầu vào mùa mưa, mật ong rừng rất hiếm.

Theo chị Võ Thị Mén, chuyên bán mật ong rừng tại xã Quốc Thái, cùng tiếng là ong rừng, nhưng đặc sản này có rất nhiều loại, nhiều mức giá. Mật ong rừng lấy từ tổ các loại ong ruồi, ông tầng, ong mật... ở vùng đồng bằng thường mỗi lít sẽ có giá bán vài trăm ngàn đồng. Còn loại có giá trên dưới 1 triệu đồng là mật lấy từ ong ruồi có kích thước nhỏ, chuyên hút nhụy hoa từ các loại cây bụi thấp ở vùng núi biên giới Campuchia. Tổ ong ruồi này cũng không lớn, cho ít mật, nhưng chất lượng thơm, ngon, đậm đặc, người có kinh nghiệm không khó để nhận biết.

Mật ong rừng 'vượt biên' ở miền Tây hút khách ảnh 2

Mua nguyên tổ ong, người tiêu dùng sẽ tự vắt lấy mật, vì để đảm bảo hàng không bị pha trộn với mật ong nuôi. 

Do loại mật ong này hạn chế nên mỗi ngày chị Mén bán ra thị trường chỉ một vài lít, phụ thuộc vào số lượng thu hoạch hàng ngày của thợ săn.

Mỗi lần có người bán mật ong rừng Campuchia đi qua là khách tập trung mua rất đông, dù giá đắt. Ông Huỳnh Văn Nguyệt, một khách hàng ở thành phố Cần Thơ cho biết, mật của loại ong rừng này tốt cho sức khỏe. Để nhận biết thì người mua phải có kinh nghiệm, ngoài ra còn dựa vào màu sắc, chất lượng, độ đậm đặc…

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Vang mãi khúc quân hành
Vang mãi khúc quân hành
TPO - Ngày 14/12, Học viện Kỹ thuật Quân sự tổ chức Ngày hội văn hóa và chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.