Màn trình diễn 'pháo hoa vũ trụ' rực rỡ cách xa Trái đất 460 năm ánh sáng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Để kỷ niệm Ngày Quốc khánh Mỹ 4/7, NASA đã công bố bức ảnh chụp từ kính thiên văn James Webb (JWST) cho thấy sự bùng nổ dữ dội của một ngôi sao trẻ với màu đỏ, trắng và xanh rực rỡ. Pháo hoa vũ trụ xuất phát từ tinh vân L1527, nằm cách chúng ta 460 năm ánh sáng trong chòm sao Kim Ngưu.
Màn trình diễn 'pháo hoa vũ trụ' rực rỡ cách xa Trái đất 460 năm ánh sáng ảnh 1

Ngôi sao nguyên thủy bên trong tinh vân L1527 được chụp bằng Công cụ hồng ngoại giữa (MIRI) của Kính viễn vọng không gian James Webb. (Ảnh: NASA, ESA, CSA, STScI)

Có hình dạng tương tự như đồng hồ cát hoặc cánh bướm, hình ảnh cho thấy một ngôi sao nhí 100.000 năm tuổi đang gầm rú sống dậy bên trong một đám mây khí. Quay tại chỗ, ngôi sao này đang tiêu thụ vật chất xung quanh các cạnh của nó trong khi đẩy nó ra thành các luồng lớn từ cả hai cực.

NASA cho biết: "Đồng hồ cát rực lửa đánh dấu cảnh một vật thể rất trẻ đang trong quá trình trở thành một ngôi sao. Một tiền sao trung tâm phát triển ở cổ đồng hồ cát, tích tụ vật chất từ một đĩa tiền hành tinh mỏng, nhìn từ cạnh là một đường tối".

Các ngôi sao có thể mất hàng chục triệu năm để hình thành - phát triển từ những đám mây bụi và khí hỗn loạn thành các tiền sao phát sáng nhẹ, trước khi phát triển thành những quả cầu plasma khổng lồ được tạo ra từ phản ứng tổng hợp hạt nhân.

Khi các ngôi sao bắt đầu hoạt động, chúng giải phóng vật chất dưới dạng gió và tia plasma ion hóa trong một quá trình được gọi là phản hồi sao.

Khí bao quanh ngôi sao sơ sinh thường có màu tối, nhưng dòng khí thoát ra của ngôi sao tạo ra sóng xung kích trong khí khiến nó phát sáng. Vùng màu xanh lam cho thấy các phân tử gốc cacbon gọi là hydrocarbon thơm đa vòng.

Để chụp được hình ảnh này, NASA đã sử dụng Thiết bị hồng ngoại tầm trung (MIRI) mạnh mẽ của Kính thiên văn James Webb. JWST cũng chụp ảnh tiền sao trong quang phổ gần hồng ngoại, luồng chảy của nó xuất hiện với tông màu cam giống như cảnh hoàng hôn vũ trụ ngoạn mục.

Theo Live Science
MỚI - NÓNG