‘Mãn nhãn’ những giống hồng cổ được ‘săn lùng’ chơi Tết

Chỉ còn nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, tại các vườn cây chơi Tết đã tấp nập người mua, bán. Bên cạnh các loài cây chơi Tết truyền thống như quất, đào, mai, thì hoa hồng cổ cũng đang được nhiều người “săn lùng”.
Những năm gần đây, hoa hồng cổ đang trở thành loại cây ưa chuộng chơi Tết bởi vẻ đẹp sang trọng, hoa thơm, màu sắc đẹp rực rỡ chào đón mùa xuân.
‘Mãn nhãn’ những giống hồng cổ được ‘săn lùng’ chơi Tết ảnh 1 Hoa hồng cổ Sapa.
Nắm bắt thị hiếu chơi hoa hồng cổ ngày càng phát triển, không ít nhà vườn đã đầu tư, mở rộng diện tích gây giống, nhân giống và trồng nhiều loài hoa hồng cổ, đáp ứng nhu cầu người chơi. Đến với vườn hoa hồng có diện tích gần 20.000 m2 tại phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội của chị Phạm Thiên Trang, chúng tôi nhận thấy khu vườn có đến 350 giống hoa hồng nhập ngoại khác nhau. Trong đó có hơn 20 giống hồng cổ, với 300 gốc, trị giá hàng tỷ đồng.
‘Mãn nhãn’ những giống hồng cổ được ‘săn lùng’ chơi Tết ảnh 2 Hoa hồng cổ Sapa.
Ngay từ tháng 10/2018, rất đông du khách đến vườn hoa hồng này để đặt mua cây hồng cổ về chơi Tết. Ngoài những gốc hồng thông thường có giá dao động từ 20 - 30 triệu đồng/gốc, nhiều gốc hồng cổ thụ thậm chí lên tới 150 - 300 triệu đồng/gốc. Việc định giá gốc hoa hồng cổ dựa vào tuổi đời, nguồn gốc giống và tạo thế của cây. Giống càng quý, càng cổ, được trồng lâu năm, có thế đẹp, lạ thì càng đắt tiền. Những gốc hồng cổ, thường có tuổi đời từ 10 - 30 năm, đáng chú ý là có gốc lên đến 50 năm tuổi.

Trong vườn nhà chị Thiên Trang, đặc biệt có cây hồng cổ giá cao nhất khoảng 300 triệu đồng. Để có thể mang gốc hồng cổ này về trồng tại vườn, chị đã mất nhiều công sức, tâm huyết thuyết phục người bán. Đó là cả câu chuyện vô cùng ý nghĩa về cơ duyên, tình bạn hữu và niềm đam mê hoa hồng cổ bất tận giữa chị và người bán. Đã có nhiều người đến trả giá gốc hồng này tới 300 triệu đồng, nhưng chị chưa bán và vẫn đang chờ đợi “chủ nhân” đủ duyên.
‘Mãn nhãn’ những giống hồng cổ được ‘săn lùng’ chơi Tết ảnh 3 Hoa Hồng cổ Sapa.
Mãn nhãn với vườn hồng cổ khoe sắc, hoa hồng cổ Sapa được đánh giá là đáng chơi nhất, vì có vẻ đẹp hơn hẳn so với các giống hoa hồng khác và cũng là một trong những loài hoa có giá trị kinh tế lớn nhất. Bạch Vân Khôi (hồng Cung Phủ) là giống hồng cổ đắt nhất hiện nay, vì loài này tỏa mùi hương thơm tuyệt hảo mà không giống hồng nào sánh nổi, được nhiều người chơi mệnh danh là “hồng quý tộc”. Bên cạnh đó, hồng cổ Hải Phòng cũng là loài hoa được quan niệm sẽ mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ trong năm mới. Có lẽ bởi vậy mà thời gian gần đây, hồng cổ Hải Phòng được săn đón chơi Tết rầm rộ. Hồng Đào cổ được rất nhiều khách ưa chuộng chơi Tết năm nay. Không đậm màu như các giống hồng cổ nêu trên, nhưng loài hồng này có đặc điểm kết hoa sai nhất trong các giống hồng cổ.
‘Mãn nhãn’ những giống hồng cổ được ‘săn lùng’ chơi Tết ảnh 4 Hồng cổ son môi.
Hồng cổ son môi tỏa hương thơm ngào ngạt, chùm nhiều nụ phù hợp cho các gia chủ trưng bày ngày Tết. Hồng Bạch cổ vừa để chơi Tết, vừa để biếu tặng ông bà. Màu trắng tinh khôi của hồng Bạch cổ thể hiện lòng biết ơn công dưỡng dục, sinh thành, nhắc con người nhớ về nguồn cội. Theo chị Thiên Trang, để có được những cây hồng cổ đẹp, nở đúng dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, nhà vườn cần cắt cây, tỉa cành, ngắt hoa trước Tết khoảng hơn một tháng. Các giống hồng cổ chơi Tết được khá lâu, từ 20 ngày trở lên. Về cách chăm sóc, người trồng hồng nên tưới nước một lần vào buổi sáng và không tưới lên cánh hoa. Sử dụng phân bón chế phẩm đậu tương ngâm để bông hoa to, đẹp, mùi thơm và bền hơn. Ngoài ra, nhà vườn còn dùng một số loại chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho cây, không lo độc hại, vì thời tiết giao mùa giữa đông và xuân rất dễ gây một số bệnh cho hoa hồng như: Nhện, nấm, sương mai…
‘Mãn nhãn’ những giống hồng cổ được ‘săn lùng’ chơi Tết ảnh 5 Hồng Đào cổ.
Vừa trồng, vừa chơi, vừa kinh doanh, dự kiến dịp Tết năm nay, vườn hồng cổ Thiên Trang mang lại doanh thu từ 2 - 3 tỷ đồng.    
Theo Theo Báo Tin Tức
MỚI - NÓNG