Theo đó, vào những ngày thời tiết thay đổi và khắc nghiệt như hiện nay, chuyện các con hay ốm là chuyện bình thường. Vì thế, các mẹ không nên vội vã cho con uống kháng sinh.
Các bác sĩ cũng khuyên, nếu trẻ ho mà vẫn bú tốt, ăn ngủ ngoan, tỉnh táo, nhanh nhẹn, hoạt bát và không sốt thì không cần phải đưa đi bệnh viện, không cần uống thuốc Tây. Cha mẹ có thể tự chăm sóc và điều trị cho bé với những lưu ý như sau:
Thứ nhất, mùa đông thời tiết khô hanh, các bậc cha mẹ cần đảm bảo phòng của con đủ ấm, đủ ẩm. Để tăng nhiệt độ nên dùng điều hòa hoặc máy sưởi. Để tăng độ ẩm các mẹ dùng máy phun ẩm, bố trí trong phòng sao cho đặt máy phun ẩm trên cao vì cơ chế hơi nóng bốc lên cao và hơi lạnh tỏa xuống dưới thấp nên nếu để máy phun ẩm dưới thấp thì độ ẩm không đều.
Ngoài ra, các mẹ cũng nên mua 1 cái đo nhiệt độ phòng kiêm ẩm kế. Độ ẩm lý tưởng cho bé là từ 65 đến 75%. Bác sĩ giải thích rằng khi không khí khô sẽ làm khô niêm mạc mũi bé, trẻ thở khụt khịt do bên ngoài khô còn bên trong đờm mũi lại đặc, khiến trẻ ngạt mũi, khó chịu.
Ảnh minh họa. Internet
Thứ hai, rất quan trọng, đó là cơ chế lây truyền vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Bác sĩ nói rằng hầu hết bệnh viêm đường hô hấp của trẻ đều từ mũi mà ra. Khi thời tiết thay đổi, trẻ thường bị hắt hơi sổ mũi, sau đó dịch mũi sẽ xuống họng gây viêm họng, nặng hơn sẽ gây viêm phế quản thậm chí viêm phổi. Diễn biến bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh thường rất nhanh, nếu cha mẹ không có phương pháp xử lí kịp thời thì con rất dễ bị biến chứng nặng. Chính vì vậy, các mẹ cần tống đờm dãi ra khỏi cơ thể bé càng sớm càng tốt, bằng cách rửa/hút mũi cho trẻ, nếu trẻ ho có đờm thì giúp bé làm long/loãng đờm và kết hợp vỗ rung.
- Các mẹ có thể rửa/hút mũi cho trẻ bằng dung dịch NaCl 0,9%: Trước khi rửa hoặc hút các mẹ cần làm ấm dd NaCl 0,9%. Sau đó nhỏ vài giọt vào 2 bên mũi bé, có thể day nhẹ 2 bên mũi để dịch mũi mau loãng hơn.
+ Rửa mũi : với bé <2t các mẹ có thể rửa mũi bằng lọ nước muối sinh lý 10ml. Bé 2t trở lên có thể rửa mũi bằng dụng cụ rửa mũi chuyên dụng của Đức. Chú ý các mẹ không nên dùng xilanh bơm nước muối sinh lý vào mũi con vì thao tác không đúng rất dễ gây tổn thương niêm mạc mũi còn non nớt của bé.
+ Hút mũi : đặt bé nằm nghiêng, nhỏ nước muối vào mũi bên trên, nhỏ nhiều 1 chút có thể đến chục giọt/lần, rồi dùng dụng cụ hút mũi hút nhẹ ở bên mũi dưới, lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi dịch hút ra trong tức là mũi bé đã sạch.
+ Ngoài nhỏ nước muối sinh lý các mẹ nên kết hợp xịt mũi cho con bằng nước muối biển Sterimar, xịt cái này làm bong những mảng bám trên niêm mạc mũi đồng thời diệt khuẩn và tạo đổ ẩm cần thiết ngăn vi khuẩn sinh sôi.
Khi thời tiết thay đổi, trẻ thường bị hắt hơi sổ mũi. Ảnh minh họa. Internet
- Về cách làm long đờm/loãng đờm
Có 1 loại "thần dược" nhà nào cũng có mà đôi khi chúng ta quên mất đi hiệu quả của nó, đó chính là nước , nước giúp loãng đờm nhờ đó trẻ dễ dàng tống đờm ra ngoài hơn. Với bé bú mẹ, các mẹ tăng cường cho con bú kết hợp uống thêm nước (giữa các bữa ăn hoặc sau mỗi cơn ho bé thường mệt không chịu bú, lúc này các mẹ cho con uống vài thìa nước ấm). Và mẹ cần đảm bảo đủ nước trong thành phần sữa bằng cách ngày uống 2 đến 3l nước. Bé lớn hơn thì các mẹ khuyến khích con uống nhiều nước và sữa tươi, không nên cho uống nhiều sữa đặc, sữa công thức vì loại sữa này gây bí cổ có thể làm đờm đặc hơn.
+ Để hỗ trợ bé long đờm các mẹ có thể dùng các bài thuốc Đông y dân gian rất đơn giản dễ làm, đó là 1 số loại lá, quả, hạt hấp với đường phèn hay mật ong cho bé uống như hạt chanh, lá húng chanh, lá hẹ, quất non... các bài thuốc này dùng được cả cho trẻ sơ sinh vì rất an toàn không tác dụng phụ.
Lưu ý, các mẹ không nên lạm dụng thuốc giãn phế quản vì dùng nhiều trẻ sẽ mất phản xạ ho, lại nhiều tác dụng phụ. Thêm nữa, ở các nước phát triển người ta đã cấm sử dụng siro ho cho trẻ dưới 2t vì qua nghiên cứu lâm sàng tỉ lệ trẻ dưới 2t tử vong do dùng siro ho khá cao.
- Vỗ rung:
Khi vỗ rung cho con, bàn tay khum lại sao cho không khí không lọt qua kẽ tay, khi vỗ nhát nào dứt khoát nhát đó, tiếng vỗ "bộp bộp" tuy to nhưng sẽ không làm đau bé. Mỗi lần vỗ rung từ 1 đến 3 phút. Có thể làm nhiều lần trong ngày đặc biệt là với trẻ sơ sinh không tự nhổ đờm ra ngoài đc.
Thứ ba, các mẹ cần để ý quan sát những biểu hiện của con để có thể đưa trẻ đến bác sĩ kịp thời, đó là trẻ thở nghe tiếng rít rất rõ, khó thở, mặt tím tái, ho kèm sốt, quấy khóc, bỏ bú. Còn nếu con tuy ho nhưng vẫn ăn ngủ tốt, hoạt bát lanh lợi, tỉnh táo, ho không có tiếng rít thì các mẹ cứ kiên trì đồng hành cùng con chống lại vi khuẩn gây bệnh nhé. Tuy vài năm đầu đời chăm con khá vất vả nhưng sau này sức đề kháng của bé rất tốt, sức bền cao.
Thứ tư, lưu ý khi giữ ấm cho con ngày lạnh. Trẻ nhỏ cần đc giữa ấm đầu và chân, ngay cả khi nằm trong phòng ấm cũng nên đội mũ ấm che thóp cho trẻ.
Thứ năm, để tăng sức đề kháng, với bé đã ăn dặm nên bổ sung vitamin C, tốt nhất theo đường ăn uống tự nhiên như tăng cường ăn cam, bưởi, quýt, rau bắp cải...
Minh Anh (tổng hợp)