Lý Hoàng Nam và một câu hỏi lớn

Lý Hoàng Nam và một câu hỏi lớn
TP - Sự việc cây vợt Lý Hoàng Nam bị đơn vị chủ quản từ chối tham dự ĐTQG để thi đấu ở vòng loại Davis Cup nhóm II khu vực châu Á – Thái Bình Dương thực sự đã gây bức xúc rất lớn với dư luận trong những ngày qua.

Mới chỉ cách đấy chưa đầy nửa năm, cũng với lý do thể lực không bảo đảm, Hoàng Nam bị đơn vị chủ quản từ chối cho lên ĐTQG thi đấu ở giải quần vợt vô địch Đông Nam Á 2013.

Rất khó trách Hoàng Nam, bởi phải có sự cho phép của đơn vị chủ quản, cây vợt này mới có thể lên tập trung ở ĐTQG. Nếu Tổng cục TDTT và Liên đoàn quần vợt Việt Nam không giải quyết triệt để vấn đề này thì những chuyện tương tự chắc chắn sẽ tái diễn nhiều lần.

Thậm chí, ngay từ bây giờ, đại diện đơn vị chủ quản còn tuyên bố sẽ không cho phép cây vợt này tham dự Asiad 17 ở Incheon (Hàn Quốc) vào cuối năm 2014, dù đây là sự kiện quan trọng nhất trong năm với thể thao Việt Nam và Hoàng Nam cũng là một trong những VĐV được kỳ vọng nhất.

Vẫn biết đơn vị chủ quản đã phải đầu tư rất nhiều mới có một Hoàng Nam như ngày hôm nay, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc họ coi nhẹ màu cờ sắc áo quốc gia. Dù thi đấu ở bất cứ giải đấu nào thì Hoàng Nam cũng được biết đến như là cây vợt có quốc tịch Việt Nam chứ không phải là VĐV của đơn vị này hay đơn vị kia.

Và người ngoài sẽ đánh giá thể thao Việt Nam thế nào, khi VĐV xuất sắc nhất của quần vợt Việt Nam lại liên tục vắng mặt trong các giải đấu quốc tế quan trọng?

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.