Lý do chứng khoán toàn cầu lao dốc

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Thị trường chứng khoán đồng loạt lao dốc trước lo ngại kinh tế Mỹ suy thoái, nhà đầu tư tháo chạy, thách thức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhanh chóng thông qua chính sách cắt giảm lãi suất để cứu vãn tăng trưởng.

Ngày 5/8, thị trường chứng khoán lao dốc, cổ phiếu Nhật Bản giảm mạnh 13% trước lo ngại kinh tế Mỹ suy thoái, nhà đầu tư tháo chạy, thách thức Fed nhanh chóng thông qua chính sách cắt giảm lãi suất để cứu vãn tăng trưởng.

Đồng yên và đồng franc Thụy Sĩ tăng vọt khi các giao dịch chênh lệch lãi suất bị phá vỡ, làm dấy lên suy đoán nhà đầu tư bán tháo các giao dịch có lợi để lấy tiền bù lỗ ở nơi khác.

Làn sóng bán tháo lớn đến mức các công tắc ngắt mạch đã được kích hoạt trên các sàn giao dịch trên khắp châu Á, theo Reuters.

Hợp đồng tương lai Nasdaq giảm sâu 4,7%, trong khi hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 12,4%, giữa lúc sự sụt giảm lan rộng trên toàn thế giới. Hợp đồng tương lai EUROSTOXX 50 giảm 2,1% và hợp đồng tương lai FTSE giảm 1,2%.

Nikkei của Nhật Bản giảm mạnh 13% xuống mức thấp nhất trong bảy tháng. Đây là mức lỗ chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2011. Chỉ số MSCI rộng nhất về cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản giảm 4,2%.

Lý do chứng khoán toàn cầu lao dốc ảnh 1

Chứng khoán toàn cầu lao dốc (ảnh minh họa: Báo Đầu tư).

Cổ phiếu blue chip của Trung Quốc giảm 0,5%, nhờ sự phục hồi của PMI dịch vụ Caixin lên 52,1.

Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản giảm mạnh 17 điểm cơ bản xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4 là 0,785%, khi thị trường xem xét triển vọng tăng lãi suất thêm lần nữa từ Ngân hàng Nhật Bản.

Tại Mỹ, trái phiếu kho bạc được săn đón với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đạt 3,723%, mức thấp nhất kể từ giữa năm 2023. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm giảm xuống 3,807%.

Báo cáo bảng lương tháng 7 đáng lo ngại khiến thị trường định giá 78% khả năng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 7. Trong khi đó, các nhà phân tích tại JPMorgan bi quan hơn, đưa ra dự đoán 50% khả năng Mỹ rơi vào suy thoái.

"Giờ đây, Fed đang tụt hậu. Giới đầu tư kỳ vọng Fed giảm 50 điểm cơ bản tại cuộc họp vào tháng 9, sau đó là cắt giảm 50 điểm cơ bản nữa vào tháng 11", nhà kinh tế Michael Feroli nói với Reuters.

Ngoài ra, việc lợi suất trái phiếu kho bạc giảm mạnh làm lu mờ sức hấp dẫn của đồng USD. Reuters ghi nhận đồng USD giảm 0,4% trong rổ tiền tệ chính.

Đồng đô la giảm thêm 2,2% so với đồng yên Nhật, giao dịch ở mức 143,10 USD yên/ 1 USD. Đồng tiền chung châu Âu giữ vững giá so với đồng USD, ở mức 1,0934 USD.

Theo Reuters
MỚI - NÓNG