Lụa tơ sen được chọn làm quà tặng chính khách

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tại hội thảo về phát triển hoa sen Việt Nam, nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận cho biết năm 2023, công ty thu về 40 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh sản phẩm tơ sen. Lụa tơ sen được Văn phòng Chính phủ chọn làm quà tặng nhiều chính khách.

Hội thảo Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam do UBND quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với Viện nghiên cứu rau quả tổ chức ngày 12/7. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Sen Hà Nội 2024.

Cây sen không chỉ là một sản phẩm trang trí mà còn mang giá trị về ẩm thực, thời trang, sức khỏe... Đây cũng là lý do các sản phẩm từ sen luôn mang lại giá trị kinh tế cao.

Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Phan Thị Thuận cho biết năm 2023, công ty thu về 40 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh sản phẩm tơ sen.

Lụa tơ sen được chọn làm quà tặng chính khách ảnh 1Lụa tơ sen được chọn làm quà tặng chính khách ảnh 2

Thu về 40 tỷ đồng trong năm 2023 từ kinh doanh sản phẩm tơ sen.

"Công lao động kỹ thuật xe tơ, dệt sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn và thu nhập của một lao động dao động từ 12-15 triệu đồng/tháng. Đây là nghề mới, tạo ra sản phẩm tơ sen có giá trị kinh tế cao, thân thiện môi trường đồng thời tạo sự phát triển bền vững góp phần bảo tồn và phát triển cây sen Việt Nam", nghệ nhân Phan Thị Thuận nêu.

Những sản phẩm lụa tơ sen do nghệ nhân Phan Thị Thuận sản xuất là sản phẩm cao cấp, được Văn phòng Chính phủ sử dụng làm quà tặng cho các nguyên thủ quốc gia.

Lụa tơ sen được chọn làm quà tặng chính khách ảnh 3

Hội thảo Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam nằm trong khuôn khổ Lễ hội Sen Hà Nội 2024.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, diện tích trồng sen đã bị mai một do quá trình đô thị hóa. Vì vậy, nhiều đại biểu đã đề xuất những ý kiến nhằm bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam tại Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung.

Ông Trần Văn Nhãn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp) cho rằng để việc trồng sen phát triển và ổn định cần phải bảo tồn giống, nghiên cứu thêm các giống trồng sen phù hợp với thời tiết khắc nghiệt, tăng cường sản xuất sản phẩm thứ cấp từ sen...

Lụa tơ sen được chọn làm quà tặng chính khách ảnh 4Lụa tơ sen được chọn làm quà tặng chính khách ảnh 5Lụa tơ sen được chọn làm quà tặng chính khách ảnh 6

Các sản phẩm từ sen mang lại giá trị kinh tế cao.

"Cần cải tiến kỹ thuật sản xuất, gắn cơ sở chế biến với phát triển du lịch làng nghề, phát triển mô hình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm OCOP gắn dịch vụ du lịch truyền thống có lợi thế ở khu vực nông thôn", ông Trần Văn Nhãn nêu.

Các chuyên gia cũng đề xuất tiếp tục rà soát, đổi mới cơ chế, chính sách thúc đẩy, thu hút đầu tư phát triển ngành hàng sen, khai thác tối đa giá trị gia tăng từ sen thời gian tới, trong đó chú trọng nghiên cứu, ban hành chính sách chuyển đổi từ những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen.

Trồng sen gắn với làm du lịch hoặc xen canh theo từng khu vực nhằm đảm bảo có nguồn nguyên liệu sen quanh năm, tạo thành các điểm tham quan, khu du lịch gắn với cảnh quan từ sen.

MỚI - NÓNG
Người nhái lặn sông Hương kiểm tra độ an toàn các cây cầu tại Huế
Người nhái lặn sông Hương kiểm tra độ an toàn các cây cầu tại Huế
TPO - Tại các cầu Phú Xuân, Trường Tiền, Phú Lưu (TP. Huế), lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) thực hiện lặn kiểm tra kỹ thuật cầu, kết cấu mố trụ và các kết cấu khác dễ bị tác động bởi dòng chảy, xói lở, khai thác vật liệu xây dựng, nước lũ, phương tiện thủy va đập, trôi dạt mắc kẹt...