Lớp học đặc biệt của các học trò 'đầu trọc' trong bệnh viện

Lớp học đặc biệt của các học trò 'đầu trọc' trong bệnh viện
Ở lớp học này, giáo viên dạy quanh năm suốt tháng, không có kỳ thi, học sinh đến lớp với bình truyền dịch bên cạnh và hàng ngày phải chống chọi với những căn bệnh quái ác…

Lớp học đặc biệt của các học trò 'đầu trọc' trong bệnh viện

Ở lớp học này, giáo viên dạy quanh năm suốt tháng, không có kỳ thi, học sinh đến lớp với bình truyền dịch bên cạnh và hàng ngày phải chống chọi với những căn bệnh quái ác…

Cô giáo Phân với những học trò
Cô giáo Phân với những học trò "đầu trọc" của mình.
 

Đó lớp học “đặc biệt” dành cho những bệnh nhi mắc bệnh hiểm nghèo nay tại khoa Nhi, Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM. Có cô giáo, có học sinh thì gọi là lớp học nhưng nó chẳng có tên, bảng hiệu và thực ra chỉ là một căn phòng nhỏ rộng hơn 20m vuông, nằm ngay phía cuối ở trên tầng 3 của khoa Nội nhi của bệnh viện Ung Bướu (quận Bình Thạnh, TP.HCM).

Đặt chân vào lớp này có một điều gì đó rất lạ như đang đẩy mạnh ở huyết quản, nhiều cảm xúc đan xen lẫn lộn. Những đứa trẻ đầu không còn một cọng tóc, nước da xanh bủng vì bệnh tật đang run rẩy cầm những đồ chơi. Cuối phòng là một cô bé xinh xắn, ánh mắt to tròn đang cầm bút chì tô tô vẽ vẽ nhưng bên tay trái lại bị “khóa” bởi sợi dây dịch từ một chai thuốc treo ở bên cạnh. Thế nhưng trên những khuôn mặt gầy gò, xanh xao nhờn nhợt ấy lại lại luôn ẩn chứa vẻ hồn nhiên, rạng rỡ trong sáng đầy hạnh phúc nhất của tuổi thơ.

Bé gái đi học lớp
Bé gái đi học lớp "đặc biệt" với dây truyền nước trên tay.
 

Lớp học ra đời xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh và để thực hiện ước mơ của các em nhỏ mang trong người căn bệnh hiểm nghèo, cô Trịnh Thị Kim Phấn (GV Trường tiểu học Đuốc Sống, quận 1, TP.HCM) đã kêu gọi sự tình nguyện của các cô giáo tham gia giảng dạy. Lớp tuy nhỏ nhưng có tới 40 trò, 3 cô giáo và 6 bạn sinh viên tình nguyện đang sinh hoạt đầu đặn.

Như thường lệ, trước khi vào buổi học thì cô phụ trách lớp Kim Phấn và các bạn sinh viên dọn dẹp, lau chùi cho căn phòng sạch bóng. Sau đó lần lượt đi từng phòng bệnh trong khoa để động viên các em đến học. Cô giáo nhớ tên các học trò, bị bệnh gì, bao nhiêu tuổi và ở phòng nào.

Suốt 3 năm qua, bất kể mưa hay nắng những giáo viên tình nguyện như cô Kim Phấn, cô Trịnh Thị Kim Duyên, cô Thủy… vẫn miệt mài soạn bài để mỗi tuần đến với lớp học này. Đây là lớp học “đặc biệt” nên tất cả cũng… đặc biệt, không có tên trường, cũng chẳng cố định sĩ số và các học sinh ở nhiều độ tuổi, trình độ khác nhau và lớp tổ chức đều đặn vào hai buổi cuối tuần.Các em ở tất ba miền Bắc-Trung-Nam.

Lẽ thường khi tham gia dạy học, ít học sinh thì người dạy sẽ buồn, nhưng ở lớp học này, cô giáo lại có tâm trạng lẫn lộn trái ngược nhau. Vì mỗi khi học sinh giảm có thể em đó đã đỡ bệnh và được xuất viện thì các cô giáo thấy lòng nhẹ nhõm. Thế nhưng, có khi vắng học sinh lại là sự mất mát đau đơn, thương cảm, xót xa vì một em đó đã mãi mãi ra đi.

Mới đầu, cô Kim Phấn cũng như các cô giáo tình nguyện mong muốn khi mở lớp học sẽ là giúp các em biết viết tên mình, đọc tên mình. Thế rồi hình ảnh những học sinh tay này đang truyền dịch, tay còn lại chăm chú viết bài đánh vần ê a khiến cho các cô giáo không khỏi xúc động. Không chỉ có dạy để biết cái chữ, con số mà cô giáo ở “đặc biệt” này cũng trở thành các “bác sĩ”, phải nắm bắt tận tình sức khỏe, tâm lý của các cháu. Có nhiều cháu mệt, đau không muốn học thì các cô sẽ chơi nhiều trò chơi hơn để tạo sự thoải mái vui vẻ.

Nhìn thấy con gái bé bỏng tay còn dính gạc bông vì vừa phải tiêm thuốc điều trị bệnh, đôi mắt vẫn trong veo, nụ cười vẫn hồn nhiên, rạng rỡ như thiên thần, chỉ có mái tóc đen óng ngày nào nay lơ thơ vài sợi chạy tung tăng liên tục gọi mẹ khi chị Hoa đứng chờ để đón con học lớp “đặc biệt” khiến nhiều người nhìn hình ảnh đó không kìm được nước mắt vì xúc động.

Chị Hoa cho biết, quê ở tận Quảng Ngãi hơn một năm trước, cô con gái bụ bẫm, xinh xắn của chị đang học lớp 2 thì đột nhiên đổ bệnh. Gia đình phải đưa cháu đếnBệnh viện Ung Bướu và chị đau đớn tột cùng khi biết con bị u não. Việc học đành gác lại, cô con gái ra buồn vì không được đến trường cùng các bạn. May mắn ởbệnh viện có lớp học nên chị xin cho con tham gia học. Được học lại chữ, được sinh hoạt cùng các bạn nhỏ khác cô “công chúa” của chị luôn vui vẻ.

Đã là lớp học dành cho các em nhỏ bị bênh hiểm nghèo thì các cô giáo cũng không tránh khỏi nhận được tin dữ khi học sinh đã “ra đi mãi mãi”. Dù không ruột rà máu mủ nhưng mỗi em ra đi là nỗi mất mát lớn đối với cô. Giọng trầm xuống, cô Phấn hồi tưởng về một cậu bé tên là Phan Anh Trường (12 tuổi, quê Bình Định):

"Hôm ấy đang dạy trong phòng tôi thấy một cậu bé đứng ngoài cửa nhìn vào chăm chú. Khi tôi vừa bước ra cửa thì thì cậu bé nhút nhát hỏi nhỏ. Con đã học hết lớp 5 rồi, cô có dạy lớp 6 không ạ? Tôi định lắc đầu từ chối nhưng khi nhìn vào ánh mắt như có một điều gì đó thiết tha của cậu bé khiến tôi phân vân. Sau vài giây suy nghĩ tôi đồng ý nhận cậu bé vào học. Trò chuyện, được biết vừa nhận giấy khen học sinh giỏi cấp tỉnh thì gia đình đưa Trường vào bệnh viện điều trị”.

Nhưng rồi vào một buổi học không thấy cậu học trò giỏi đến lớp, cô Phấn đang phân vân thì một người phụ nữ đi tới cửa lớp vừa nói vừa nghẹn lời: “Tôi là mẹ của cháu Trường. Tôi đến đây để chào cô giáo, gia đình sắp đưa cháu về nhà rồi cô ạ”. Khi cô Phấn đến thăm thấy Trường đang nằm bất động trên giường bệnh thở ôxy, rồi cậu bé mất trên khi đang trên đường trở về nhà….

Những bên cạnh nỗi buồn, mất mát thì nơi con chữ trong nghịch cảnh này đã tiếp sức cho những bệnh nhi ung bướu vui sống và vươn lên từ lớp đặc biệt này. Nhiều bệnh nhi khi khỏi bệnh quê học tập xếp loại khá.

Một giờ ở lớp học đặc biệt này thật ngắn ngủi nhưng ai cũng cảm thấy được một nguồn hi vọng mãnh liệt để các em được tới trường có một tương lai tươi sáng. Dù biết điều đó là sự thật phũ phàng nhưng đối với cô Phấn và các cô giáo tình nguyện vẫn miệt mài hằng ngày thắp sáng cho ước mơ của các em. Đó là ước mơ cháy bỏng được đến trường, được học chữ, được sống trong thế giới học trò… như bao trẻ em khác.

Theo Minh Nam
zing

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
TPO - "Tôi chưa thống kê cụ thể, nhưng với phương án sắp xếp của Chính phủ, Quốc hội, nhìn sơ sơ đụng chạm tới khoảng 20 bộ trưởng và tương đương, cùng khoảng 80 - 100 thứ trưởng và tương đương ở cả khối Đảng, Mặt trận, Nhà nước...", TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ nói.