Theo đó, 7 điểm sạt lở nằm trên địa bàn các huyện huyện Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Cần Giuộc,Tân Trụ, Cần Đước. Tổng chiều dài sạt lở 1.755m. Trong số này có 2 điểm sạt lở đặc biệt nghiêm trọng nằm ở địa bàn huyện Tân Thạnh.
Vị trí sạt lở nằm tại Ngã tư bờ Đông kênh Cà Nhíp và bờ Bắc kênh Tân Hòa; chiều dài sạt lở khoảng 205 m, lấn sâu vào phía mái taluy của tuyến đường bờ đông Kênh Cà Nhíp và đường bờ Bắc kênh Tân Hòa từ 3-5m, chiều sâu từ mặt đất đến đáy kênh khoảng 7m.
Địa phương đã thực hiện xử lý gia cố tạm thời bằng cừ dừa để chống sạt lở sâu vào phần lưu không của tuyến đường. Ngoài ra, còn 2 điểm đặc biệt nghiêm trọng khác nằm ở thuộc khu vực bờ sông Vàm Cỏ Tây ấp Bến Kè, Nước Trong, Voi Đình, xã Thuỷ Đông và tại khu vực cầu Bún Bà Của (Km 65+400), Quốc lộ 62 - Quốc lộ N2 thuộc ấp 2, xã Thủy Tây, huyện Thạnh Hoá, tỉnh Long An.
Vụ sạt lở thuộc khu vực bờ sông Vàm Cỏ Tây - ấp Bến Kè, xã Thuỷ Đông, huyện Thạnh Hoá vào rạng sáng ngày 9/5 vừa qua đã làm sụp hoàn toàn một đoạn đường bê tông với chiều dài khoảng 15m và một hàng rào (tường gạch, khung sắt) của hộ dân Lê Thị Thuỷ xuống sông. |
Một phần tường rào khoảng 20m của hộ dân Lê Thị Thủy có dấu hiệu sụt lún. |
Toàn bộ con đường đã sạt xuống sông. |
Những gì còn lại của hàng rào. |
Ông Võ Kim Thuần, Chi cục Trưởng Chi cục Phát triển nông thôn và Thuỷ lợi tỉnh Long An cho biết, 3 năm trở lại đây, trên địa bàn Long An có khoảng trên 35 điểm sạt lở lớn, nhỏ với tổng chiều dài khoảng 4.163m gây thiệt hại tài sản, nhà cửa, đất đai của người dân; đường giao thông chính và giao thông nông thôn bị cuốn trôi xuống sông.
Nguyên nhân sạt lở, sụt lún đất là do tác động của dòng chảy, phương tiện thủy có trọng tải lớn lưu thông với mật độ dày; việc neo đậu tàu thuyền sai quy định; các công trình nhà ở, kho bãi vật liệu xây dựng lấn chiếm trên các tuyến sông, kênh, rạch làm gia tăng tải trọng trên nền đất yếu...