Lối thoát cho nền kinh tế: Luẩn quẩn gỡ rối

Trên phố, các cửa hàng kinh doanh và DN thi nhau thanh lý cửa hàng hoặc giảm giá ảnh: Ngọc Châu
Trên phố, các cửa hàng kinh doanh và DN thi nhau thanh lý cửa hàng hoặc giảm giá ảnh: Ngọc Châu
TP - Theo đánh giá của các chuyên gia, nền kinh tế đang trong trạng thái rất khó giải quyết khi mọi vướng mắc đan xen. Gỡ được nút thắt này lại vướng chỗ khác, trong khi nguồn lực để tiếp sức cho việc “gỡ rối” này đang phải “khéo co” mà vẫn chưa “đủ ấm”.

> Mạn đàm 'ghế nóng' Bộ trưởng Bộ Tài chính
> Đề xuất ông Đinh Tiến Dũng giữ chức Bộ trưởng Tài chính

Ba nút thắt tín dụng

Trao đổi với PV Tiền Phong, nhiều chuyên gia kinh tế thừa nhận, đưa ra lối thoát chung cho nền kinh tế là điều khó khăn, nếu không muốn nói là khó đủ đường. Ngay những vấn đề tưởng chừng nhỏ nhất cũng không dễ dàng tháo gỡ khi mọi nguồn lực bị cạn kiệt.

Dưới góc độ “giải cứu” doanh nghiệp, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, với việc doanh nghiệp (DN) phá sản, dừng hoạt động hàng loạt trong năm qua và trong quý I đầu năm nay, cần nhìn thẳng vào sự thật mới có thể gỡ được.

Trước tiên, phải xác định trong số hơn 450.000 DN được thành lập, có bao nhiêu DN làm ăn thật và bao nhiêu DN hình thành theo bệnh hình thức. Trong số các DN, chỉ có khoảng 370.000 DN có hoạt động sản xuất kinh doanh và nộp thuế.

Thêm nữa phải nhìn nhận là, DN trong cơ chế thị trường không có nghĩa sinh ra sẽ tồn tại mãi. Việc sống chết, tách nhập là do thị trường quyết định và quyền của doanh nhân.

Theo ông Kiên, trong số 56.000 DN giải thể phá sản thời gian qua, phải bóc tách rõ các DN đang ở trong lĩnh vực nào thì mới có hướng cụ thể cho từng đối tượng.

Một vấn đề nữa liên quan đến DN, là vấn đề tín dụng và lãi suất. Nhưng với việc hàng tồn kho cao, sức mua giảm, DN vay tiền về không biết làm gì. Chỉ riêng vấn đề tín dụng và lãi suất cho DN phải gỡ tới 3 nút thắt.

 “Cần giải lại bài toán lớn hơn. Hiện chúng ta không nên tập trung quá nhiều vào vấn đề phụ là vàng. Nếu không phân tích sâu từng vấn đề thì rốt cuộc không cứu được ai”. 

TS Vũ Đình Ánh

“Lãi suất nằm trong vấn đề tổng thể của nền kinh tế nên không thể ép xuống như mong muốn. Quan trọng nhất là, sức khỏe của hệ thống các tổ chức tín dụng hiện chưa xử lý xong. Nếu xử lý được vấn đề này mới có thể hạ lãi suất xuống được. Ngân hàng và DN đều là các tổ chức kinh doanh, tác động tới nhau theo quan hệ cung cầu. Nhưng cũng có vấn đề khi lãi suất của ngân hàng giảm xuống thì lãi suất trái phiếu Chính phủ vẫn cao. Trong khi các tổ chức tín dụng lại đi mua trái phiếu Chính phủ; 90% trái phiếu là do các ngân hàng mua. Chỉ riêng tín dụng cho DN đã phải gỡ từng phần trong khi mọi chính sách đều có độ trễ nhất định”, ông Kiên nói.

Ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước-NHNN) cũng thừa nhận, DN đang phải chịu ảnh hưởng từ bức tranh nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Như vấn đề tín dụng, trước đây, khó tiếp cận vốn ngân hàng một phần do ngân hàng siết tín dụng. Còn nay, khi ngân hàng mở thì DN và sức cầu thị trường lại quá yếu.

“Thực tế cũng có nhiều ngành nghề phát triển tự phát, nên việc cạnh tranh, tự dìm hàng nhau cũng lớn. Điển hình như ngành thủy sản, cà phê, điều… thiếu chiến lược cho ngành. NHNN đã đề xuất bộ, ngành liên quan, đặc biệt là Bộ NN&PTNT lưu ý vấn đề này. Theo chỉ đạo của NHNN, trong thời gian tới tiếp tục thiết lập trần lãi suất cho vay với các lĩnh vực ưu tiên. Hiện mức trần lãi suất dành cho 5 lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, DN nhỏ và vừa, công nghệ hỗ trợ, DN ứng dụng công nghệ cao) là 10%”, ông Mạnh nói.

Sắp xếp lại doanh nghiệp

TS Vũ Đình Ánh cho rằng, chúng ta lâm vào tình trạng của một số nước trước đây khi để trạng thái nền kinh tế ảo át chế nền kinh tế thực. Các biện pháp phải quay về với hướng giải quyết vấn đề kinh tế thực như: Nợ xấu, tồn kho, hàng hóa không tiêu thụ được.

NHNN có trách nhiệm lớn nhất liên quan đến lạm phát. Vì vậy, để cứu doanh nghiệp không nên trông đợi quá nhiều vào NHNN. Ngay cả vấn đề xử lý nợ xấu, Cty Quản lý tài sản Việt Nam chỉ là một phần công cụ.

“Cần giải lại bài toán lớn hơn. Hiện chúng ta không nên tập trung quá nhiều vào vấn đề phụ là vàng. Nếu không phân tích sâu từng vấn đề thì rốt cuộc không cứu được ai. Cứu DN cần phải xác định mục tiêu, cứu để sống chứ không phải để chết. Vấn đề hiện nay là chênh lệch lãi suất tại sao cao trong thời gian qua. Đến nay tuy đã hạ, nhưng không còn là yếu tố quyết định trong việc cứu DN”, ông Ánh nói.

Nguyên Thống đốc NHNN Cao Sỹ Kiêm cũng lưu ý nhiều đại biểu Quốc hội đã nói tồn tại của nền kinh tế là chậm triển khai những vấn đề đặt ra. “Nợ xấu trong báo cáo nói đã kiểm soát được ở mức 8,6%. Tôi báo động là hơn 20%. Nợ xấu đang là vấn đề lớn nhất.

Bởi nợ xấu vẫn còn, đảm bảo không ngân hàng nào dám can dự. DN có tinh thần kinh doanh cũng không dám vay vì chưa biết tình hình ra sao. Những việc NHNN làm thời gian qua mới là cơ cấu về kỹ thuật. Gốc rễ phải giải quyết cho sức khỏe nền kinh tế là đưa những yếu tố mới vào. Cùng với đó phải sắp xếp lại DN”, ông Kiêm cho biết.

còn nữa

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.