Qua quá trình dài vừa trồng vừa tích lũy kinh nghiệm, đến nay vườn trầu nhà ông Lê Tuấn Anh, khu phố Tân Trà 1, phường Tân Bình, (thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) đều phát triển xanh tốt.
Theo kinh nghiệm trồng cây trầu không, ông chia sẻ thì trầu lá xanh vàng nhạt nhìn non mướt được ưa chuộng hơn và bán được giá hơn trầu có lá màu xanh đậm.
Tuy nhiên để cả vườn trầu không với những trụ trầu không to cao đều cho lá đều đẹp theo ý muốn là cả một kỳ công của người trồng.
Mô hình kinh tế từ việc trồng trầu không bán lá của ông Lê Tuấn Anh, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi phường Tân Bình, thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước).
Theo ông Lê Tuấn Anh, từ việc chăm sóc, bón phân, tưới nước cho giàn trầu không đều phải đúng quy trình kỹ thuật. Ngay cả việc hái lá trầu cũng phải có kinh nghiệm trong lựa chọn lá, cách hái sao cho không ảnh hưởng đến dây trầu và những lá trầu non đang phát triển.
Ông Lê Tuấn Anh (phải), nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi phường Tân Bình, TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước chia sẻ kinh nghiệm trồng trầu không cho thêm thu nhập của gia đình.
Ông Lê Tuấn Anh chia sẻ thêm “Thời gian trước khi có dịch bệnh thì cứ cách ngày hoặc 3 ngày gia đình ông lại hái lá trầu 1 lần để bán cho những người bán đồ cúng và đồ lễ cho đám hỏi, đám cưới ngoài chợ Đồng Xoài. Mỗi lần gia đình thu hoạch từ 5 đến 7kg lá trầu với giá dao động khoảng 50kg trầu lựa...".
Mô hình trồng cây trầu không của gia đình ông Lê Tuấn Anh, phường Tân Bình, TP Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước) phù hợp với nông nghiệp đô thị, góp phần đa dạng hóa, gia tăng nguồn thu nhập.
Nguồn thu nhập từ những dây trầu không trong vườn đủ để gia đình ông Lê Tuấn Anh sinh hoạt hàng ngày.
Thời gian dịch bệnh nên nhu cầu sử dụng lá trầu giảm, tranh thủ thời gian này ông dành chăm sóc cho vườn, cắt tỉa chăm sóc những dây trầu cho màu đẻ.
Khi dịch bệnh đã được kiểm soát, đẩy lùi, cuộc sống trở lại bình thường, ông Lê Tuấn Anh chăm sóc vườn trầu không để thu hoạch vào dịp lễ, tết, thời điểm mà nhu cầu sử dụng lá trầu tăng cao...
Ngoài mô hình trầu thì vợ chồng ông Lê Tuấn Anh còn tận dụng diện tích đất rộng kết hợp chăn nuôi thêm để tăng nguồn kinh tế gia đình, lấy tiền đi chợ hàng ngày cho gia đình.
Bà Nguyễn Thị Thu Lan, Chủ tịch Hội nông dân phường Tân Bình (TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) chia sẻ “Việc phát triển các mô hình nông nghiệp đô thị của người dân trên địa bàn phường Tân Bình không còn xa lạ nữa. Với điều kiện của phường là diện tích đất dành cho phát triển nông nghiệp ít, nông dân của phường chủ yếu canh tác tại các địa phương khác trong và ngoài thành phố...".
Tuy nhiên, theo bà Lan, để nông dân có thể làm kinh tế ngay tại đất vườn nhà thì nhiều hộ gia đình cũng chủ động tìm tòi, sáng tạo, lựa chọn mô hình hiệu quả cho thêm nguồn thu nhập.
"Các mô hình nông nghiệp thích ứng với đô thị được Hội nông dân phường Tân Bình và các hộ dân chú trọng thực hiện và nhân rộng. Gia đình hội viên Lê Tuấn Anh là một điển hình trong phát triển nông nghiệp đô thị với việc trồng trầu bán lá thu nhập ổn định...”, bà Nguyễn Thị Thu Lan cho biết thêm.
Link gốc: https://danviet.vn/trau-khong-la-cay-gi-hinh-dang-nhu-the-nao-ma-ong-nong-dan-binh-phuoc-trong-ban-la-kiem-bon-tien-20230308161503622.htm?