Lộ DN 20 lần gửi văn bản cho siêu dự án 'treo' Thanh Đa– Bình Qưới

TPO - Trước thực trạng Dự án khu đô thi Thanh Đa – Bình Qưới bị "treo" sau 26 năm, Cty CP Xử lý Ùn tắc Giao thông – Môi trường đã 20 lần gửi văn bản hiến kế cho UBND TPHCM về hướng xử lý dự án này để thu về hơn 42 nghìn tỷ đồng nhưng bị lờ đi.

20 lần gửi văn bản "hiến kế"

Dự án khu đô thị Thanh Đa – Bình Qưới bị "treo" hơn 26 năm trong khi Bitexco "tháo chạy" khiến đời sống người dân trong vùng dự án khổ sở, ruộng đất bị bỏ hoang cỏ mọc um tùm. Trong khi đó, thành phố đang thiếu quỹ đất để phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng an sinh xã hội.

Lộ DN 20 lần gửi văn bản cho siêu dự án 'treo' Thanh Đa– Bình Qưới ảnh 1 Sau 20 lần "hiến kế" UBND TP. HCM vẫn làm ngơ rất khó hiểu.
Ghi nhận của phóng viên cho thấy hiện bán đảo Thanh Đa trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng do chưa có hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải trước khi xả xuống sông Sài Gòn trong khi giao thông ùn tắc do chỉ có duy nhất một con đường "thắt cổ chai" nối giữa bán đảo với trung tâm thành phố.
Lộ DN 20 lần gửi văn bản cho siêu dự án 'treo' Thanh Đa– Bình Qưới ảnh 2  Để đất hoang lãng phí khiến môi trường sống bi đe dọa.

Từ hiện trạng và những vấn đề cấp bách cần xử lý, Cty CP Xử lý Ùn tắc Giao thông – Môi trường đã đề nghị UBND TP. HCM bán đấu giá đất, nhà liền kề của bán đảo Thanh Đa để thu về cho nhà nước 42.340 tỷ đồng. Bởi lẽ, tổng diện tích khu đất quy hoạch tại bán đảo Thanh Đa khoảng 412ha, trong đó diện tích đất khu bố trí tái định cư trở lại khoảng 65ha và diện tích đất còn lại là 347h.

Theo lý giải của công ty này, sau khi trừ đi 85% diện tích khu đất làm đường, vỉa hè, trường học, sân chơi thể thao, vườn hoa và trạm xử lý nước thải,.. thì nơi đây còn khoảng 201ha. Mặt khác, sau khi trừ đi 42% khu đất bán đấu giá nhà liền kề để ở thì còn 145ha. Từ 145 ha với mức bán đấu giá khởi điểm từ 38 triệu đồng/m2 đất và sau khi trừ đi chi phí đầu tư hạ tầng thì còn 8 triệu đồng/m2 đất.

Đại diện Cty CP Xử lý Ùn tắc Giao thông – Môi trường cho biết khi trừ đi lợi nhuận 10% (tùy thuộc kết quả đấu giá và cam kết lợi nhuận) trả cho nhà đầu tư khi nhà đầu tư trúng thầu bỏ ra làm hạ tầng khu đất từ 8 triệu x 10% còn 0,8 triệu đồng. "Như vậy, số tiền còn lại ngân sách thu được về tối thiểu là 29,2 triệu đồng/m2 tương đương 292 tỷ đồng/ha. Cho nên, tính tổng khu đất 145ha mà đem nhân cho 292 tỷ đồng thì ngân sách sẽ thu về 42.340 tỷ đồng", vị này cho hay. 

Lộ DN 20 lần gửi văn bản cho siêu dự án 'treo' Thanh Đa– Bình Qưới ảnh 3 Quỹ đất TP. HCM lãng phí quá nhiều năm, vì sao?

Dùng số tiền hơn 42 tỷ vào việc gì...

Theo như Cty CP Xử lý Ùn tắc Giao thông – Môi trường thì quy trình đấu thầu trực tuyến, UBND TPHCM là đơn vị tổ chức, giám sát là các tổ chức cùng nhân dân, có 15 ngày xem hồ sơ thầu và 1 ngày đấu thầu trực tuyến công khai.

Lộ DN 20 lần gửi văn bản cho siêu dự án 'treo' Thanh Đa– Bình Qưới ảnh 4  Đấu thầu trực tuyến và công khai để tại nên sự công bằng và minh bạch tránh lợi ích nhóm là phương án mà  Cty CP Xử lý Ùn tắc Giao thông – Môi trường đưa ra

Cùng với đó, công ty này hiến kế cho UBND TPHCM trong việc sử dụng số tiền sau khi thu về từ việc bán đấu giá Dự án khu đô thi Thanh Đa – Bình Qưới như sau: trước tiên là xây 2 cây cầu nối bán đảo Thanh Đa – Bình Qưới với quận 2 và quận Thủ Đức khoản 4.000 tỷ. Trích thêm khoảng 1.440 tỷ làm kè bê tông bán đảo Thanh Đa – Bình Qưới.

Mặt khác, xây mới khoảng 50 trường học ở bán đảo Thanh Đa – Bình Qưới và các quận, huyện với số tiền khoảng 2.500 tỷ đồng. Đồng thời xây mới nhà ga T3 và sân đỗ máy bay ở Tân Sơn Nhất khoảng 2.800 tỷ đồng. Mở rộng Quốc lộ 1 đi Long An dài 5,8km khoảng 900 tỷ đồng. Ngoài ra, đầu tư cho vấn đề bảo vệ môi trường khoảng 5000 tỷ vào việc xây dựng nhà máy xủ lý rác với lò đốt phát điện hiệu Hitachi Zosen thế hệ 2018 công suất 2.000 tấn rác/ngày đêm.

Lộ DN 20 lần gửi văn bản cho siêu dự án 'treo' Thanh Đa– Bình Qưới ảnh 5 Mặt khác, số tiền 42.340 tỷ đồng gửi tiết kiệm (7% lãi) thì một ngày cũng thu về được 8,1 tỷ đồng.

Điều đáng nói, văn bản hiến kế này của Cty CP Xử lý Ùn tắc Giao thông – Môi trường đã gửi đến UBND TP. HCM tới 20 lần, tuy nhiên, đến nay những kiến nghị từ công ty này vẫn chưa được UBND TP. HCM xem xét cụ thể. 

Trao đổi với Tiền Phong, đại diện Văn phòng UBND TPHCM cho biết đã nhận được văn bản kiến nghị của doanh nghiệp này và hiện đang chuyển cho các đơn vị chuyên môn xem xét.
MỚI - NÓNG