Liên tiếp xảy ra bạo hành trẻ: TPHCM yêu cầu không được giấu thông tin

Thành phố Hồ Chí Minh vừa chính thức yêu cầu các quận huyện không được phép giấu thông tin trẻ em trên địa bàn bị bạo hành, phải báo cáo ngay khi mới xảy ra.

Phó Chủ tịch thường trực Uỷ Ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh – Ông Lê Thanh Liêm vừa ký văn bản khẩn, gửi Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với các quận huyện trên địa bàn, về việc tăng cường quản lý các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục, nhóm trẻ gia đình.

Theo lãnh đạo thành phố, trong thời gian gần đây, trên địa bàn liên tục xảy ra tình trạng các giáo viên, người giữ trẻ của các trường mẫu giáo tư thục, nhóm trẻ gia đình đã có những hành vi không phù hợp với trẻ, gây nhiều bức xúc cho xã hội.

Tại những cơ sở mầm non tư thục, nhất là tại các nhóm lớp độc lập tiềm ẩn nhiều nguy cơ không đảm bảo an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ em.

Gần đây nhất, hồi tuần trước, dư luận tiếp tục phát hiện tình trạng bảo mẫu bạo hành với trẻ, xảy ra tại một lớp giữ trẻ em tư thục không phép, nằm trên đường Nguyễn Oan (quận Gò Vấp), gây ra nhiều sự phẫn nộ cho người dân địa phương, cộng đồng mạng.

Liên tiếp xảy ra bạo hành trẻ: TPHCM yêu cầu không được giấu thông tin ảnh 1

Cảnh bảo mẫu bạo hành với trẻ em tại cơ sở giữ trẻ tư thục không phép trên đường Nguyễn Oanh (ảnh từ clip).

Để ngăn chặn những việc tương tự có thể xảy ra trong tương lai, lãnh đạo thành phố đề nghị các quận huyện quy định rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan chức năng tại địa phương, tăng cường chấn chỉnh và có biện pháp xử lý triệt để theo thẩm quyền.

Chính quyền địa phương phải tuyên truyền, giải thích rõ cho người dân trong tổ dân phố, khu dân cư để cùng tổ chức giám sát, phát hiện các cơ sở giáo dục mầm non hoạt động không đúng với quy định, không đảm bảo an toàn cho trẻ em, rà soát không để tồn tại các nhóm giữ trẻ hoạt động không phép.

Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo an toàn cho trẻ tại những cơ sở mầm non tư thục, ngăn chặn và xử lý sớm các trường hợp vi phạm đạo đức nhà giáo trong chăm sóc, giáo dục trẻ.

Cần tổ chức công khai trên báo chí, thông báo về tận các tổ dân phố về các nhóm giữ trẻ tư thục độc lập đã được cấp phép, chưa cấp phép hay là đã bị đình chỉ hoạt động trên địa bàn.

Khi xảy ra tình trạng bạo hành đối với trẻ em, vi phạm đạo đức nhà giáo của các giáo viên mầm non, tuyệt đối không được phép giấu thông tin, chậm báo cáo để gây ảnh hưởng tới dư luận, tạo tâm lý hoang mang cho các phụ huynh.

Người giữ trẻ tại cơ sở này trên địa bàn ở các địa phương phải nhanh chóng có báo cáo gửi lãnh đạo thành phố, các Sở, ban ngành có liên quan.

Theo Theo Giáo Dục Việt Nam
MỚI - NÓNG